【tylebongda keo bong da】Doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng: Triển khai chính sách còn cứng nhắc, tháo gỡ phải kịp thời

作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 16:16:12 评论数:
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp “vượt” dịch Covid-19 đang được triển khai như thế nào?ệpkiếnnghịThủtướngTriểnkhaichínhsáchcòncứngnhắctháogỡphảikịpthờtylebongda keo bong da
Chủ tịch VCCI: Xác định cấp độ và lộ trình trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Lần thứ hai Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp: Doanh nghiệp mong chờ gì từ Chính phủ?
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh: VGP

Vẫn vướng ở tín dụng, mong sớm mở cửa du lịch

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đánh giá rất cao việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua đã ban hành Thông tư 14 với việc nới thêm thời hạn giãn, hoãn nợ cho DN. Tuy nhiên, theo vị này, điều kiện phải chứng minh doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi Covid-19 và được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ sau thời gian giãn nợ sẽ rất khó cho DN.

Vì vậy, đại diện các doanh nhân trẻ đề nghị xem xét các DN đều khó khăn như nhau và được giãn nợ đồng loạt 6-9 tháng, không để xuống nhóm nợ, trừ các ngành vẫn hoạt động tốt trong đại dịch như ngành y tế, thực phẩm, sắt thép…

Cũng đồng tình với vấn đề này, Chủ tịch Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng, việc các ngân hàng vẫn có lợi nhuận lớn trong lúc các DN đình trệ sản xuất, kinh doanh là một chỉ dấu không lành mạnh của nền kinh tế và của mối quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và DN.

Còn theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, khảo sát nhanh của Hiệp hội vào tháng 9 cho thấy, có đến 40% DN chỉ còn đủ nguồn lực hoạt động trong 1 tháng. Vì thế, ông Dũng kiến nghị Chính phủ cần sớm công bố công khai thông tin về chiến lược phòng chống dịch, bộ tiêu chí phòng chống dịch và kịch bản điều hành kinh tế. Bên cạnh đó, các DN mong Chính phủ có chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc của các thủ tục hành chính, sự chồng chéo các quy định của pháp luật để DN triển khai các dự án được thuận tiện.

Đại diện một doanh ngiệp du lịch đến từ Khánh Hòa cho hay, DN xin áp dụng “5 xanh” cho du lịch. Trong đó gồm chuyến bay xanh, nhân viên xanh, khách sạn xanh, khách du lịch xanh, dịch vụ xanh. Vì thế, DN này mong Chính phủ tăng lượng vắc xin cho tỉnh Khánh Hòa để địa phương này sớm mở cửa cho du lịch, dự kiến từ đầu năm 2022. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần sớm ban hành các tiêu chí, quy định cụ để xây dựng kế hoạch tổ chức đón khách an toàn.

Sẽ tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp

Trước những đề xuất của DN tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã có những giải đáp cũng như đưa ra các định hướng cho công tác khôi phục sản xuất thời gian tới. Đặc biệt, các tư lệnh ngành đều nhấn mạnh sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và sớm đưa ra giải pháp để tháo gỡ.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, nhìn chung, các chính sách giải pháp hỗ trợ cho DN được quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được cộng đồng DN trong và ngoài nước đánh giá cao. Các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết và cơ bản hoàn thành đúng tiến độ theo quy định.

Tuy nhiên, qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị phản ánh của cộng đồng DN cho thấy vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, tỷ lệ DN tiếp cận được với một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp. Đặc biệt, vấn đề các DN tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là việc khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để DN có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.

Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban hành Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ khu vực DN phục hồi. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư các bộ, ngành và địa phương.

Về cơ chế tín dụng, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN cho biết, trong thời gian sắp tới, NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng và điều chỉnh phù hợp lãi suất theo đúng cam kết. Trong đó, tập trung cho vay đối với các hợp tác xã.

Ngoài ra, NHNN cũng có các chính sách để hỗ trợ DN xuất khẩu, tiếp tục hướng dẫn cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu. Tuy nhiên, Thống đốc NHNN khuyến khích các DN vay bằng VND, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Với việc lưu thông hàng hóa, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh tới các giải pháp về xem xét giảm chi phí vận tải cho DN, ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động ngành nghề vận tải, giải phóng nhanh mặt bằng các cảng biển…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ có nhiều chính sách mới về chuyển đổi số, kinh tế số, sớm cấp phép mobile money cho DN…

最近更新