您的当前位置:首页 > La liga > 【stuttgart vs augsburg】HĐBA LHQ họp khẩn về thảm họa MH17 正文

【stuttgart vs augsburg】HĐBA LHQ họp khẩn về thảm họa MH17

时间:2025-01-10 19:51:57 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Đồ họa chuyến bay MH17 nghi vấn bị bắn hạ - Nguồ stuttgart vs augsburg

 HĐBA LHQ họp khẩn về thảm họa MH17 1
Đồ họa chuyến bay MH17 nghi vấn bị bắn hạ - Nguồn: Daily Mail/The Times – Đồ họa: Sơn Duân

Đã tìm thấy hộp đen

Theo Reuters, các nhân viên cứu hộ hôm qua đã tìm thấy hộp đen thứ 2 của chuyến bay MH17 thuộc hãng Malaysia Airlines tại hiện trường miền đông Ukraine. Trước đó, Interfax đưa tin lực lượng chống đối ở Ukraine tuyên bố đã tìm thấy hộp đen đầu tiên và nói thêm rằng họ đang giữ “hầu hết” các thiết bị lưu trữ dữ liệu của chiếc máy bay Boeing 777 MH17 bị rơi ở miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng, trong đó có 80 trẻ em.

Đến chiều qua, chính quyền Ukraine cáo buộc hộp đen đầu tiên đã được chuyển cho Nga nhưng Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định nước ông không có ý định nhận hộp đen. “Dù phía Ukraine có nói gì đi nữa thì sự thật là chúng tôi không có kế hoạch lấy hộp đen. Chúng tôi không có ý định vi phạm các quy định của quốc tế và mong muốn các chuyên gia quốc tế đến hiện trường càng sớm càng tốt để tiếp nhận các hộp đen”, ông Lavrov nói. Cũng theo Reuters, lực lượng chống đối ở miền đông Ukraine cũng tuyên bố sẵn sàng đón nhận các nhà điều tra của thế giới và cả Kiev.

Những phát biểu trên phù hợp với tuyên bố của HĐBA LHQ đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp vào tối qua. Reuters dẫn tuyên bố kêu gọi tiến hành “một cuộc điều tra quốc tế độc lập và thấu đáo tìm ra bên chịu trách nhiệm” về vụ máy bay. Cùng lúc, những thanh sát viên quốc tế đầu tiên đã có mặt tại hiện trường vụ việc ở làng Grabovo, thuộc tỉnh Donetsk, theo nguồn tin tại chỗ của AFP.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Ukraine và phe nổi dậy nhanh chóng ngừng bắn để phục vụ điều tra.  

HĐBA LHQ họp khẩn về thảm họa MH17 2
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm thi thể trong đám mảnh vỡ của máy bay - Ảnh: AFP

 

Ngày bi thảm

Chiếc Boeing 777 đang chở 298 người gồm 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn từ thủ đô Amsterdam của Hà Lan đến Kuala Lumpur thì gặp nạn. Đến tối qua, Malaysia Airlines mới công bố được sơ bộ quốc tịch các nạn nhân bao gồm 189 người Hà Lan, 44 người Malaysia, 27 người Úc, 12 người Indonesia, 9 người Anh, 4 người Đức, 4 người Bỉ, 3 người Philippines, 1 người New Zealand, 1 người Canada và vẫn còn một số người chưa thể xác định. Trong khi đó, Tổng thống Obama cho biết ít nhất 1 công dân Mỹ thiệt mạng trong vụ việc và gọi đây là một “thảm họa toàn cầu”. Đến nay, lực lượng cứu hộ mới tìm được hơn 180 thi thể nằm lẫn trong các mảnh vỡ của máy bay rải rác trong khu vực dài hơn 15 km. Một người dân địa phương kể lại với Reuters: “Sau một tiếng nổ kinh hoàng, đủ thứ vật thể rơi xuống mái nhà tôi. Đáng sợ nhất là có cả một thi thể nữ”.

 
 

VN chia buồn sâu sắc

Ngày 18.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn tới nhà nước, chính phủ và nhân dân các quốc gia có người gặp nạn trong thảm họa máy bay MH17. Trả lời câu hỏi của phóng viên cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “VN hết sức đau buồn khi nhận được tin máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia gặp nạn khiến nhiều người thiệt mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc đến chính phủ, nhân dân các quốc gia và gia đình những người bị nạn”.

Theo TTXVN

 

Trong cuộc họp báo hôm qua, Thủ tướng Malaysia Najib Razak buồn rầu nói: “Đây là một ngày bi thảm trong một năm vốn đã bi thảm cho Malaysia”, ý đề cập chuyến bay MH370 cũng của Malaysia Airlines chở 239 người, mất tích từ ngày 8.3 đến nay. Theo một số nguồn tin, một người thân của ông Najib cũng là nạn nhân của thảm họa ngày 17.7. Cũng tại họp báo, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai đã bị chất vấn tại sao Malaysia Airlines lại chọn tuyến đường bay ngang vùng chiến sự Ukraine. Đáp lại, ông nói rằng đó là tuyến đường được Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế và Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế cho phép, “không ai bảo rằng nó không an toàn”. Không phận tại miền đông Ukraine hiện đã bị đóng cửa sau thảm họa. 

Nghi vấn chất chồng

Trong hôm qua, chính quyền Ukraine và phương Tây nêu nghi vấn buộc tội các tay súng nổi dậy thân Moscow “với sự hỗ trợ của các sĩ quan tình báo quân sự Nga” đã bắn tên lửa tầm xa đất đối không Buk, hay còn gọi là SA-11, vào máy bay MH17 do cố ý hoặc tưởng đây là máy bay quân sự. Tại cuộc họp của HĐBA, Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power lặp lại phát biểu của ông Obama rằng “nhiều khả năng một tên lửa được bắn đi từ vùng nằm trong sự kiểm soát của phe ly khai” và còn nói thêm: “Với sự phức tạp của hệ thống tên lửa SA-11, chúng tôi không thể loại bỏ khả năng có sự trợ giúp từ phía Nga”, theo Reuters. Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin lập tức đáp trả là không hiểu sao cơ quan không lưu Ukraine lại hướng dẫn máy bay dân sự “vào một khu vực đang có đụng độ, một khu vực từng được sử dụng để không kích chống lại dân thường và đang có nhiều hệ thống phòng không đang hoạt động”. Tuyên bố trên được cho là ám chỉ chính phủ Ukraine. Ông Churkin cũng cảnh báo cuộc điều tra quốc tế phải được tiến hành mà không chịu bất cứ áp lực và thành kiến vô căn cứ nào.

Tổng thống Nga Putin thì không nêu nhận định về nguyên nhân máy bay rơi nhưng chỉ trích chiến dịch quân sự của chính quyền Kiev ở miền đông Ukraine đã làm tình hình trở nên hỗn loạn và góp phần dẫn đến thảm kịch. Trong khi đó, phe chống đối tố ngược “chính quân đội Ukraine cố tình bắn máy bay để dàn cảnh đổ tội”. Đáng chú ý, trong thông cáo báo chí phát tối 18.7, Malaysia Airlines cho biết máy bay đã nhận hướng dẫn hạ độ cao từ 10.668 m xuống còn 10.058 m khi vào không phận Ukraine.

Theo nhiều nguồn tin ban đầu từ hai phía thì cả quân chính phủ Ukraine và phe chống đối đều đang sở hữu các hệ thống tên lửa đủ sức vươn tới độ cao 10.000 m của chiếc Boeing 777. Tuy nhiên bức màn nghi vấn càng dày thêm khi Đài tiếng nói nước Nga hôm qua dẫn lời Tổng công tố Ukraine Vitaly Yarema nói rằng các tay súng chống đối chưa từng chiếm được tên lửa Buk và S-300 của quân đội Ukraine. “Sau khi máy bay chở khách bị rơi, giới quân sự báo cáo với tổng thống rằng bọn khủng bố không có tổ hợp tên lửa Buk và S-300. Chưa bao giờ xảy ra vụ chiếm đoạt những vũ khí này”, ông Yarema nói. Thậm chí là trước khi có kết quả điều tra chính thức từ hộp đen thì cũng không thể loại trừ khả năng đây đơn thuần là một vụ tai nạn do trục trặc kỹ thuật hoặc không lưu.  

Nghi vấn băng ghi âm

Trong lúc nguyên nhân vụ rơi máy bay số hiệu MH17 đang được điều tra, ngày 18.7, CNN đưa tin Cơ quan tình báo Ukraine (SBU) tung ra 3 đoạn ghi âm chưa được kiểm chứng về thảm họa. Trong đoạn băng đầu tiên, được cho là ghi âm vào khoảng 20 phút sau khi máy bay rơi, Igor Bezler, người mà SUB cáo buộc là sĩ quan tình báo quân đội Nga đang có mặt tại ở tỉnh Donetsk của Ukraine để chỉ huy phe nổi dậy, gọi điện báo cáo với một người được cho là đại tá tình báo Nga Vasili Geranin. Trong đoạn ghi âm, Igor Bezler nói: “Chúng ta vừa bắn rơi một máy bay. Nó rơi khỏi khu vực Yenakievo (thuộc Donetsk)”. Sau đó, SBU tiếp tục tung đoạn băng giữa hai tay súng nổi dậy tạm gọi là Major và Grek. Cụ thể, Major nói: “Chính nhóm ở Chernukhin bắn hạ máy bay này” và nói tiếp: “Tóm lại, 100% đó là máy bay dân sự”. Khi Grek hỏi có tìm thấy vũ khí không thì Major đáp: “Hoàn toàn không có. Chỉ thấy đồ dân dụng, dụng cụ y tế, khăn và giấy vệ sinh”. Đoạn ghi âm thứ 3 được cho là thu lại cuộc nói chuyện giữa một tay súng với Nikolay Kozitsin, chỉ huy một nhóm vũ trang chống Kiev. Trong đó, tay súng nói: “Đó là một máy bay dân sự...” và Nikolay Kozitsin đáp lại: “Thôi chết! Mà chỗ này đang có chiến tranh, nó bay vào đây làm gì?”. Hiện Nga chưa có phản ứng về các thông tin trên còn giới truyền thông thừa nhận chưa làm rõ được tính xác thực của các đoạn ghi âm trên.

Nguồn TNO