当前位置:首页 > World Cup > 【thứ hạng của cagliari】Khẳng định sứ mệnh lịch sử với dân tộc và thời đại 正文

【thứ hạng của cagliari】Khẳng định sứ mệnh lịch sử với dân tộc và thời đại

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-11 17:52:29

Báo Cà Mau(CMO) Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thế kỷ XX. Trải qua 91 năm trường tồn cùng dân tộc, có lúc phải nhận những thất bại tạm thời, song với bản lĩnh cách mạng vững vàng, sáng tạo, kiên định mục tiêu con đường đã lựa chọn, Ðảng đã lãnh đạo Nhân dân và cả dân tộc phát triển toàn diện.

Tranh: Minh Tấn

Vượt qua kẻ thù

Sau thắng lợi của cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, năm 1932-1935, bọn đế quốc và tay sai tiến hành đàn áp, khủng bố trắng nhằm mục đích dìm phong trào cách mạng trong biển máu. Chúng ra sức truy bắt, cầm tù, chém giết những chiến sĩ cách mạng và quần chúng. Các cơ quan lãnh đạo của Ðảng từ Trung ương và địa phương lần lượt bị địch phá vỡ. Hầu hết cơ sở quần chúng của Ðảng cũng bị khủng bố dã man. Chúng giết hại rất tàn bạo những người cộng sản. Từ năm 1931 đến 1932, hầu hết các đồng chí Uỷ viên Trung ương Ðảng, các đồng chí trong Xứ uỷ Nam Kỳ, Xứ uỷ Trung Kỳ và Xứ uỷ Bắc Kỳ đều bị bắt và bị sát hại.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng những đồng chí trung kiên của Ðảng không hề nao núng. Ở các nhà tù: Hoả Lò, Khám Lớn, Côn Ðảo, Kon Tum…, những đảng viên cộng sản một mặt đấu tranh chống tra tấn của kẻ thù; mặt khác biến nhà tù thành trường học chủ nghĩa Mác-Lênin, về lý tưởng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã đánh giá: “Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”.

Thách thức sau Cách mạng Tháng Tám

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng non trẻ phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chế độ cũ để lại. Nạn đói năm 1945 làm chết hơn 2 triệu đồng bào vẫn tiếp diễn, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị vỡ đê, mất mùa; 95% người dân mù chữ, các tệ nạn xã hội phổ biến ở nhiều nơi; cán bộ ở các cấp, các ngành chưa có kinh nghiệm quản lý xã hội; ngân sách quốc gia trống rỗng; các thế lực thù địch mượn cớ vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng, cùng bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách kéo vào chiếm đóng, đòi ta phải thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca, giao quyền kiểm soát nhiều bộ trong Chính phủ, phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho chúng khi đồng bào đang thiếu đói. Ở miền Nam, quân đội Anh kéo đến chiếm đóng, sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở nhiều nơi hòng lật đỗ chính quyền cách mạng. Trong tình thế bất lợi, buộc đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ phải cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến vào ngày 23/9/1945.

Trước vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, với hơn 5.000 đảng viên, sự mưu trí, sáng tạo của mình, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối “kháng chiến kiến quốc”. Khéo lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù hoà với Tưởng để chống Pháp, rồi lại hoà với Pháp để đuổi Tưởng, diệt bọn Việt gian bán nước… Ðường lối đúng đắn, sáng tạo của Ðảng đã bảo vệ được chính quyền cách mạng còn non trẻ, nền độc lập dân tộc được giữ vững, Nhân dân Việt Nam tiến hành 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giành thắng lợi.

Thách thức trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt, đế quốc Mỹ đặt ách thống trị chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trước kẻ thù mới, một thách thức đặt ra cho toàn Ðảng và toàn dân tộc là giải phóng miền Nam như thế nào mà không để chiến tranh lan rộng; tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam nhưng đồng thời phải bảo vệ được thành quả cách mạng XHCN ở miền Bắc. Một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức đặt ra với toàn Ðảng và toàn dân tộc.

Trước những khó khăn, phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, tháng 12/1957, Hội nghi lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khoá II, Ðảng ta nhận định: “Ta đang đồng thời chấp hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Hai cuộc cách mạng khác nhau nhưng cùng nhằm một mục tiêu chung của cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ðường lối cách mạng đó được Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) bổ sung, phát triển. Nghị quyết Ðại hội III chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...

Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở miền Nam là: đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến; đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Ðình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống Nhân dân; giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Ðông - Nam Á và thế giới.

Ðó là đáp án duy nhất đúng đắn cho tình hình Việt Nam giai đoạn này, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Ðảng. Sự đúng đắn và sáng tạo trong đường lối cách mạng của Ðảng (1954-1975) được thể hiện trong việc xử lý mối quan hệ các vấn đề chiến tranh và cách mạng; giữa đấu tranh cách mạng và bảo vệ hoà bình; giữa lợi ích dân tộc và quốc tế, phản ánh đúng quy luật của cách mạng từng miền và cả nước; đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối cách mạng của Ðảng đã được toàn thể Nhân dân hưởng ứng, tranh thủ được sự ủng hộ của các trào lưu cách mạng tiến bộ trên thế giới, ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, ác liệt nhất, dài ngày nhất trong lịch sử chiến tranh của dân tộc Việt Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thử thách trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (30/4/1975), cả nước cùng quá độ lên CNXH. Ðảng ta chuyển sang lãnh đạo tiến hành cách mạng XHCN, nhưng do hạn chế bởi tư duy và cơ chế cũ, nhiều chủ trương của Ðảng không phù hợp với tính chất và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Trong nước, nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng cao, không ít cán bộ, đảng viên bi quan, dao động… Qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn về xu hướng phát triển của đất nước và thời đại, tháng 12/1986, tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Ðảng đã tiến hành đường lối đổi mới đất nước.

Tại Ðại hội VI, Ðảng đã thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, và quyết tâm tìm phương sách sửa chữa. Ðó là bản lĩnh chính trị và trách nhiệm của Ðảng trước vận mệnh của đất nước, sự tồn vong của chế độ. Ðại hội VI đã đánh dấu bước trưởng thành của Ðảng về đường lối cách mạng XHCN. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, sự biến đổi của tình hình quốc tế và trong nước đã đặt Ðảng ta trước những thách thức gay gắt nhất.

Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp một loạt nước XHCN ở Ðông Âu và Liên Xô trong thực hiện cải tổ, cải cách phạm nhiều sai lầm dẫn đến sụp đổ. Những người cộng sản trên toàn thế giới đứng trước cuộc chấn động chính trị quốc tế chưa từng có, một bộ phận không nhỏ hoang mang, dao động, mất phương hướng… Trong bối cảnh đó, Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên định con đường CNXH, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới có nguyên tắc: Trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Ðảng kịp thời lãnh đạo khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, chủ trương đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Ðảng là then chốt để đưa đất nước tiếp tục phát triển đúng định hướng XHCN.

Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng là cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn, khoa học nhất về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã thành công rất tốt đẹp trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Với chủ đề: “Ðoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, chúng ta tin tưởng vào trí tuệ, đạo đức của Ðảng, của Ban Chấp hành Trung ương, đại hội đã đề ra đường lối đúng đắn xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thể hiện khát vọng và vị thế của Việt Nam trên đường hội nhập./.

 

Châu Hồng Nhiên

 

标签:

责任编辑:Thể thao