Sau khi đưa vào khai thác,ầmđườngbộHảiVânsắpvềđímu - west ham trực tiếp hầm Hải Vân 1 và Hải Vân 2 sẽ được lưu thông 1 chiều. |
Hun đúc niềm tin qua những công trình
Từ phía Nam địa phận TP. Đà Nẵng, xe ô tôđi thẳng một mạch vào ống hầm Hải Vân 1 (hầm cũ) qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế. “Ảnh hưởng của Covid-19, nên phương tiện lưu thông ít, lâu lắm rồi mới đi qua hầm mà không phải chờ đợi, như đi đường một chiều”, anh lái xe ví von khi xe vừa ra khỏi cửa hầm.
Không còn lâu nữa, khi Hầm Hải Vân 2 đưa vào sử dụng, ống hầm Hải Vân 1 sẽ thành lưu thông một chiều. Câu chuyện nghe thì đơn giản vậy, nhưng để có thêm một ống hầm cho các phương tiện đi một chiều, phải mất 14 năm từ khi hầm Hải Vân 1 đưa vào khai thác năm 2005. Giữa năm 2016, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) chính thức chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả) bắt tay thực hiện hạng mục mở rộng hầm đường bộ Hải Vân thuộc Dự ánHầm đường bộ qua Đèo Cả.
Trong những lần trò chuyện với chúng tôi, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả nhắc đi nhắc lại nhiều lần về niềm tin. Đó là niềm tin vào năng lực quản trị, thi công, chuyên môn, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của những người thợ Đèo Cả, khi Tập đoàn lần lượt chinh phục những ngọn đèo hùng vỹ như đèo Cả, Cù Mông...
Lần này, niềm tin ấy lại tiếp tục được hun đúc với Dự án Mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2, công trình hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. Qua 32 tháng thi công với gần 600 nghìn mét khối đá được vận chuyển ra ngoài, hơn 6,2 km đường hầm được đục thông và ngày về đích đang đến rất gần.
Ngay cửa hầm phía Bắc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống đèn chiếu sáng, rãnh thoát nước trong hầm, ốp gạch vòm, ngách thông giữa hầm Hải Vân 1 và Hải Vân 2 đang được thi công. Ở đoạn giữa hầm, tại Km4+800, phần thi công nền, mặt đường còn lại khối lượng công việc nhỏ, được bố trí giao thông so le để phương tiện qua lại.
Đến nay, việc thi công hầm (đào và gia cố, bê tông vỏ hầm, bê tông mặt đường, nền đường, đường bảo dưỡng) đã đạt hơn 90% khối lượng công việc, song song là các hạng mục cầu và đường dẫn cũng đạt hơn 90% khối lượng công việc. Về cơ bản, tiến độ đang vượt kế hoạch.
Sau khi đưa vào khai thác, hầm Hải Vân 1 và Hải Vân 2 sẽ được lưu thông 1 chiều. |
Ông Dương Châu Sâm, Giám đốc Ban Điều hành đơn vị thi công hệ thống cơ điện, hệ thống giao thông thông minh tại hầm Hải Vân 2 (ITS) cho biết: “Đa phần các thiết bị được đặt hàng từ các nước châu Âu, các nước G7, trong đó một số nước đang là điểm nóng của dịch Covid-19. Các quốc gia này đang thực hiện phong tỏa, dãn cách xã hội, nhân công tại các nhà máy thiếu hụt, nên đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của đối tác, thiết bị được vận chuyển về công trường chậm hơn tiến độ hợp đồng ký kết. Đây là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, trong lúc chờ thiết bị trên đường vận chuyển về công trình, Chủ đầu tưcùng Tư vấn giám sát và các đơn vị thi công đã linh hoạt bố trí lại kế hoạch thi công cho phù hợp với tình hình thực tế bằng cách điều chỉnh kế hoạch thi công, các thiết bị đã về công trường được lắp đặt thi công ngay, các thiết bị chưa về sẽ điều chỉnh lại kế hoạch cho đảm bảo tiến độ. Tính đến nay, tiến độ các gói cơ điện (hệ thống điện, điều khiển giao thông thông minh, phòng cháy chữa cháy) thi công được 65% khối lượng”.
Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả đặt mục tiêu, tháng 9/2020 sẽ đưa công trình vào khai thác, do vậy, tất cả các đơn vị thi công, lắp đặt thiết bị đang lỗ lực ngày đêm để đưa công trình về đích.
Bản lĩnh người thợ Việt, dấu son hạ tầng giao thông
Từng theo dõi quá trình xây dựng những công trình hầm đường bộ của Việt Nam, từ công trình đầu tiên là hầm đường bộ Hải Vân 1 cách đây gần 20 năm, đến hầm đường bộ đèo Cả, hầm đường bộ đèo Cù Mông và nay lại được đi qua những thời khắc quan trọng của công trình hầm đường bộ Hải Vân 2, với tôi, đó là những trải nghiệm quý báu, qua đó, càng thêm trân trọng và cảm phục những người thợ đào hầm.
Điều khác biệt nhất mà bất cứ ai quan tâm đến các công trình hầm đều có thể nhận thấy chính là sự trưởng thành và làm chủ công nghệ đào hầm của những người thợ Việt Nam. Nếu ở công trình hầm Hải Vân 1, các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc giữ vai trò chủ lực, phía Việt Nam tham gia với tư cách nhà thầuphụ, thì ở công trình hầm Hải Vân 2, bản lĩnh, dấu ấn đậm nét của người thợ Việt được khẳng định, với thương hiệu của tập đoàn kinh tếtư nhân mang tên Đèo Cả.
“Người Việt đã vươn lên làm chủ công nghệ khoan hầm, chỉ một số ít chuyên gia Nhật Bản giúp sức trong khâu tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát”, kỹ sư Nguyễn Văn Quảng, trợ lý kỹ thuật Ban Giám đốc Ban Quản lý hầm Hải Vân chia sẻ.
Ông Nguyễn Tấn Đông, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Đèo Cả, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, từng là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Hầm Hải Vân đánh giá, đây là nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công trong việc làm chủ công nghệ thi công, triển khai Dự án Mở rộng hầm đường bộ Hải Vân.
Sát cánh cùng đội ngũ của Tập đoàn Đèo Cả thực hiện những công trình hầm đường bộ quy mô, ông Đông chia sẻ: “Với kinh nghiệm đầu tư, tổ chức thi công Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông, nên ở Dự án Mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2, thời gian thi công được rút ngắn, chất lượng đảm bảo, dù giải pháp thi công 2 mũi từ phía Bắc và phía Nam chịu áp lực địa chất phức tạp, giới hạn khung thời gian nổ mìn 2 lần/ngày”.
Hơn nữa, theo ông Đông, do thi công hầm đường bộ không phải từ đầu, mà trên cơ sở mở rộng hầm thoát hiểm, trong thời gian thi công, hoạt động lưu thông của các phương tiện trên hầm Hải Vân 1 hiện tại và hầm thoát hiểm vẫn diễn ra bình thường, nên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà thầu thi công với đơn vị quản lý vận hành khai thác hầm cùng hai địa phương (Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng).
Việc xây dựng vượt tiến độ sẽ sớm đưa hầm Hải Vân 2 vào khai thác, góp phần phân lưu cho hầm Hải Vân 1, xóa “điểm nghẽn” lưu thông trên tuyến đường huyết mạch quốc gia, góp phần giảm kinh phí vận hành, duy tu hầm Hải Vân.
Điều này phù hợp với mục đích đầu tư của Đảng, Nhà nước và Bộ GTVT trong mục tiêu góp phần đảm bảo năng lực vận hành, khai thác hầm Hải Vân trong thời gian tới, đặc biệt là trước đà tăng trưởng lưu lượng phương tiện 10 - 15%/năm và tính cấp thiết trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với cả nước.
“Cùng với Quốc lộ 1 mở rộng, hầm Hải Vân 2 khi hoàn thành đưa vào sử dụng cùng các tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, La Sơn - Túy Loan sẽ tạo thành các trục giao thông tốc độ cao nối các tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với cả nước, tạo điều kiện thông thương hàng hóa liên tục từ trục phía Đông (đường ven biển), trục phía Tây (đường Hồ Chí Minh) và Quốc lộ 1A.
Quay lại thời khắc lịch sử của buổi sáng ngày 20/8/2000, khi Thủ tướng Phan Văn Khải bấm nút phát lệnh khởi công hầm đường bộ qua đèo Hải Vân (nay là Hải Vân 1), một kỳ tích đã được dệt nên tại đây sau 5 năm thi công. Đúng 15 năm sau, thêm một kỳ tích nữa được ghi dấu dưới chân Hải Vân quan hùng vỹ. Điều đặc biệt là, kỳ tích lần này được thực hiện ngoạn mục hơn trong khoảng thời gian hơn 3 năm từ những bàn tay khéo léo, tư duy táo bạo, quyết tâm sắt đá, tầm nhìn chiến lược của những người thợ Việt Nam, mà chủ lực là Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả.
Giai đoạn I sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân hiện tại (hầm Hải Vân 1) và cải tạo đoạn tuyến Quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân.
Giai đoạn II mở rộng hầm lánh nạn hiện tại thành hầm giao thông (hầm Hải Vân 2) với quy mô 4 làn xe và mở rộng cầu, đường dẫn quy mô 4 làn xe, dự kiến khai thác toàn tuyến vào ngày 31/12/2020.