您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【nhan dinh bochum】Doanh nghiệp công nghiệp đối diện nhiều khó khăn nửa cuối năm

Ngoại Hạng Anh56人已围观

简介“Cửa sáng” cho doanh nghiệp trong nửa cuối nămDoanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp cho 6 tháng cuối ...

“Cửa sáng” cho doanh nghiệp trong nửa cuối năm
Doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp cho 6 tháng cuối năm
Từ nay đến cuối năm,ệpcôngnghiệpđốidiệnnhiềukhókhănnửacuốinănhan dinh bochum mặt bằng lãi suất đối diện nhiều áp lực tăng
Doanh nghiệp công nghiệp đối diện nhiều khó khăn nửa cuối năm
Doanh nghiệp công nghiệp có thể hưởng lợi từ việc DN FDI mở rộng đầu tư. Ảnh: ST

Thách thức giá đầu vào, đứt gãy chuỗi cung ứng

Theo Tổng cục Thống kê, về sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý 1 tăng 7,72%; quý 2 tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngoài ra, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao. Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%...

Vào đầu tháng 7, S&P Global công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 54 điểm trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức 54,7 điểm trong tháng 5, nhưng vẫn cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện mạnh mẽ. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục tăng đáng kể vào cuối quý 2/2022 khi tình trạng ổn định tương đối của thị trường nhờ không bị gián đoạn do đại dịch đã khiến nhu cầu tăng. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh nhất trong 4 tháng qua, bất kể một số báo cáo cho thấy những khó khăn ở khâu vận chuyển đã làm hạn chế cơ hội xuất khẩu.

Tuy nhiên, chưa vội vui mừng với những kết quả nửa đầu năm, không ít doanh nghiệp đã bắt đầu lo lắng về những khó khăn, thách thức đang đón chờ trong những tháng còn lại của năm 2022.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang đối diện với rất nhiều khó khăn do tỷ lệ tồn kho cao, dự kiến khoảng 40% cùng với đó là chi phí logistics cao, thiếu hụt nguồn lao động, nguyên liệu sản xuất do đứt gãy chuỗi cung ứng khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “Zero Covid”. Các đơn hàng mới từ tháng 8/2022 đến quý 1/2023 cũng đang thiếu, khiến không ít doanh nghiệp phải dừng sản xuất.

Cũng về vấn đề này, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, phần lớn đơn vị trong Tập đoàn mới ký đơn hàng đến hết tháng 8, có đơn vị ký đến tháng 10, chỉ một số ít đơn vị đã đủ đơn hàng đến hết năm, nhưng lại phải đối mặt với bài toán thiếu nguyên vật liệu, thiếu lao động, chi phí tăng…

Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ (VASI), tình hình chuỗi cung ứng biến động nên doanh nghiệp công nghiệp điện tử thiếu hụt linh kiện cho sản xuất, đồng thời tỷ lệ tồn kho cao. Tập đoàn Samsung đặt cứ điểm sản xuất tại Việt Nam nhưng trong tháng 5/2022 cũng báo cáo giảm sản lượng 20%. Điều này khiến doanh nghiệp điện tử trong nước chịu ảnh hưởng chung.

Cùng với đó, giá xăng dầu vẫn ở mức cao, gây ảnh hưởng đến doanh thu nhiều doanh nghiệp. Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, doanh thu 5 tháng đầu năm 2022 đạt 15.700 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nhưng do giá đầu vào tăng quá mạnh, nên dù doanh thu cao hơn nhờ điều chỉnh tăng giá bán xi măng từ đầu năm, nhưng vẫn chưa đủ bù đắp mức tăng của chi phí đầu vào nên lợi nhuận 5 tháng đầu năm của Vicem giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ hội vẫn còn nhiều

Từ những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp đã nêu hàng loạt kiến nghị về việc hỗ trợ về vốn, tài chính, đồng thời cần có các chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc. Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, với doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ để gia tăng tỷ lệ nội địa trong sản xuất công nghiệp, cũng như bố trí, hỗ trợ nguồn vốn, công nghệ kịp thời cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp Việt Nam luôn có rất nhiều cơ hội phát triển, nhất là nhờ vào việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo thành sức lan tỏa đến hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Chẳng hạn: Công ty LG Display thuộc Tập đoàn LG dự kiến sẽ huy động khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư từ các ngân hàng trong và ngoài nước để mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED và xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy ở Việt Nam; nhiều thông tin cho biết Apple đang dịch chuyển hoạt động sản xuất iPad ra bên ngoài Trung Quốc, hướng đến Việt Nam; nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử của Đức cũng đang đầu tư rất lớn vào Việt Nam; 76% trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng vốn FDI vào Việt Nam trước khi kết thúc quý 3...

Về việc hỗ trợ ngành công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Tags:

相关文章