您的当前位置:首页 > La liga > 【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia scotland】Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD, thu về không đáng kể 正文

【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia scotland】Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD, thu về không đáng kể

时间:2025-01-10 16:37:00 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tại Quốc hội.Năm 2016, DNNN nộp ngân sách h lịch thi đấu giải vô địch quốc gia scotland

VHT

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tại Quốc hội.

Năm 2016,ệpnhànướcđầutưranướcngoàitỷUSDthuvềkhôngđángkểlịch thi đấu giải vô địch quốc gia scotland DNNN nộp ngân sách hơn 251.845 tỷ đồng

Đánh giá về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN, Đoàn giám sát tán thành với nhận định về những kết quả đạt được theo Báo cáo của Chính phủ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và bị tác động mạnh do biến động lớn về tình hình thị trường, giá cả, về rủi ro tài chính khi xảy ra khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008 - 2012, nhưng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đạt được một số kết quả tích cực.

Tính đến 31/12/2016, sau quá trình cơ cấu lại, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. DNNN chuyển dịch theo hướng chỉ tập trung vào những ngành nghề then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà DN tư nhân không đầu tư.

Việc bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả đáng khích lệ. Hệ số bảo toàn vốn giai đoạn 2011 - 2016 của các DN trên 1 lần. Hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên tiêu chí lợi nhuận tạo ra, nộp ngân sách nhà nước (NSNN) có chiều hướng tích cực. Hầu hết các DN đều có lãi và số lãi tăng. Tổng doanh thu năm 2016 đạt 1.515.821 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 139.658 tỷ đồng, nộp ngân sách phát sinh là 251.845 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2011. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh chính của nhiều DN đạt hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt trên 10%/năm. Có những DN có năm đạt tỷ suất lợi nhuận cao như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Cao su Việt Nam, TCT Mía đường.

Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của DNNN năm 2015 đạt 5,6%, gần bằng khu vực DN FDI (5,8% năm 2015) và cao hơn nhiều so với khu vực DN ngoài nhà nước. Sau khi được sắp xếp lại, số nhóm ngành, lĩnh vực Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ giảm mạnh từ 20 nhóm ngành, lĩnh vực năm 2011 còn 11 nhóm ngành, lĩnh vực năm 2016.

Ngoài nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn, các DNNN còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội theo chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng. Tổng các khoản chi phí thực hiện chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn 2011 - 2016 của công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty là 9.558 tỷ đồng.

SCIC bán vốn thu về gấp 3,4 giá trị sổ sách

Đối với DN Nhà nước có một phần vốn góp, việc thực hiện thoái vốn, thu hồi vốn nhà nước đạt được một số kết quả nhất định. Những DN có quy mô nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ đã tích cực chuyển đổi, sắp xếp sở hữu theo hướng cổ phần hóa. Trong giai đoạn 2011-2015, đã thoái vốn nhà nước 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng, bằng 1,4 lần so với giá trị sổ sách. Qua 11 năm triển khai bán vốn nhà nước, đến 30/9/2017, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 975 DN với giá vốn 7.981 tỷ đồng và thu về 27.473 tỷ đồng gấp 3,4 lần giá vốn. Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước do các bộ, ngành, địa phương làm đại diện chủ sở hữu cơ bản được thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt và các chế độ chính sách hiện hành.

Kết quả hoạt động của các DN có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Năm 2016, các DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước phát sinh phải nộp NSNN 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015.

Tuy nhiên, Báo cáo của Đoàn giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như hiệu quả hoạt động của DNNN giai đoạn 2011 - 2016 chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ. Tổng tài sản và vốn tăng nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp NSNN có tốc độ tăng chậm (bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011; chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với DN FDI (năm 2015 là 5,5%). Hiệu quả đầu tư của khối DNNN cũng đạt thấp so với DN ngoài nhà nước và DN FDI, hệ số ICOR của khối DNNN trong giai đoạn 2011-2016 cao hơn nhiều so với hai khu vực DN còn lại.

Tỷ suất lợi nhuận của toàn khối DNNN (100% vốn nhà nước) giảm trong giai đoạn 2011-2016. Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao. Tại một số DNNN còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước.

Hoạt động đầu tư ra ngoài DN còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, Lũy kế tính đến 31/12/2016 đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD, tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện. Hiệu quả đầu tư vào công ty con, công ty liên kết còn hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại DN.

Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; tình trạng đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để. Việc cơ cấu lại một số DN làm ăn thua lỗ, thu hồi vốn của Nhà nước từ các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm, hậu quả nghiêm trọng. Việc công khai thông tin trong DNNN còn hạn chế, không kịp thời, thiếu minh bạch, mang tính hình thức.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với DN có vốn đầu tư của Nhà nước tuy có sự phân công, phân cấp nhưng hiệu quả chưa cao. Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả, chưa đủ nhạy bén để giám sát và cảnh báo kịp thời cho người đại diện chủ sở hữu các sai phạm.

Nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, tài chính

Báo cáo cũng nêu rõ, hầu hết các DN qua thanh tra, kiểm toán đều vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định; huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện, đầu tư ngoài ngành, ngoài DN không đúng quy định, góp vốn dàn trải dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả. Một số dự án đầu tư ngoài ngành tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mất vốn cao; hoạt động đầu tư tài chính vi phạm nghiêm trọng gây mất vốn hoặc thiệt hại lớn.

Một số dự án đầu tư xây dựng còn có hồ sơ, thủ tục không đầy đủ, nghiệm thu, thanh toán không đúng quy định, quyết toán chậm… nên qua kiểm toán đã kiến nghị xem xét xử lý tài chính. Nhiều dự án chậm tiến độ, phải dừng thực hiện, gây lãng phí vốn.

Tại các DN có hoạt động khai thác khoáng sản, tình trạng khai thác vượt công suất; thăm dò, khai thác khi chưa được cấp giấy phép hoặc hết hạn khai thác; thiết kế mỏ không đúng giấy phép. Một số DNNN kê khai thiếu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; tính thiếu tiền phí cấp quyền khai thác khoáng sản nên qua kiểm toán đã phải nộp bổ sung vào NSNN số tiền 255,427 tỷ đồng và giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 425 triệu đồng; chưa thực hiện kê khai giá bán theo quy định…

Nhiều DNNN quản lý đất chưa chặt chẽ, nhiều diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn, chiếm, tranh chấp, chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất với NSNN. Một số DNNN chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp, thực chất là hình thức lách luật để chuyển nhượng đất. Hoạt động này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của DN, xác định giá trị khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Bên cạnh đó, có nơi, có lúc giá mua, giá bán chưa dựa trên quan hệ cung cầu, chưa lường trước được những thay đổi của thị trường. Ví dụ, giá khí trong bao tiêu bán cho các nhà máy điện theo hợp đồng dài hạn đã ký với nhà đầu tư, giá bán điện ưu đãi cá biệt cho DN tư nhân thấp hơn nhiều so với giá bán bình quân. Có DNNN áp dụng giá thầu cao so với giá thị trường, giá cước vận tải nội bộ cao hơn so với thực tế.

Nhiều DNNN qua thanh tra, kiểm toán có sai sót trong việc hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và nghĩa vụ với NSNN. Một số DN có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao; cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn.

Theo báo cáo của Chính phủ, lũy kế đến hết năm 2016, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các DNNN là 7,07 tỷ USD. Tuy nhiên, có 25,5% số dự án báo lỗ năm 2016, 29% số dự án lỗ lũy kế tính đến hết năm 2016. 46,4% số dự án không có báo cáo về doanh thu, lợi nhuận.

H.Y