Thủ tục còn dài
Mới đây,ểmtrachuyênngànhDNmongquyvềmộtmốkqbd cup nha vua tbn Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã chỉ đạo các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng XNK khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách toàn diện công tác quản lý, KTCN đối với hàng hóa XNK theo đúng chỉ đạo tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2016/NQ-CP. Theo đó, trong quý I các cơ quan này phải ban hành Danh mục hàng hóa XNK thuộc đối tượng KTCN theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, điện tử hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian, chuyển mạnh sang hậu kiểm…
Tinh thần tại các nghị quyết của Chính phủ là đã rõ nhằm tháo gỡ "nút thắt" KTCN trong thông quan hàng hóa. Ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội các DN logistics Việt Nam chia sẻ qua ví dụ về việc DN muốn NK máy móc thiết bị cũ. DN phải làm giấy tờ lên Bộ Công Thương để xin giấy phép về thiết bị, năng lượng, việc này khiến DN mất tới vài ba ngày. Nhưng sau đó, DN lại phải tiếp tục tới Bộ Khoa học và Công nghệ để kiểm tra, cấp phép rồi mới hoàn thiện hồ sơ, chuyển lại cơ quan Hải quan chờ thông quan.
Cũng nói về khó khăn của DN, đại diện một DN chuyên làm dịch vụ logistics cho hay, hoa quả NK từ nước ngoài về đã được phía đối tác kiểm dịch, kiểm nghiệm và có giấy tờ chứng minh theo chuẩn quốc tế. Tuy vậy, khi hàng hóa về Việt Nam vẫn phải tiến hành kiểm tra, khiến thời gian thông quan kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Một DN cho biết, khi họ làm thủ tục nhập khẩu sữa bột, phải thực hiện kiểm dịch từ phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời cũng phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan của Bộ Công Thương. Có thể thấy, điều này vô hình trung gây thêm khó khăn cho DN và không đúng chủ trương của Chính phủ về cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động trong lĩnh vực XNK.
Về một mối
Theo rà soát của Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), văn bản pháp luật về KTCN còn nhiều điểm “vênh” so với các cam kết quốc tế, đặc biệt về phương pháp quản lý rủi ro. Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia Dự án Quản trị nhà nước tăng trưởng toàn diện (USAID-GIG) cho biết, việc KTCN còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng tới DN, làm tăng chi phí DN phải bỏ ra để XNK hàng hóa. Theo tính toán, thời gian thông qua đo được trung bình thấp nhất là 8,2 ngày, nhiều nhất là 10,7 ngày. Đây là thời gian rất dài so với nhiều nước trong khu vực. Do đó, việc phấn đấu giảm thời gian thông quan theo mục tiêu của Chính phủ còn nhiều khó khăn.
Việc một mặt hàng mà có tới 3-4 bộ kiểm tra, quản lý khiến các DN mong muốn được giảm bớt để tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Đại diện Công ty TNHH XNK nông sản Thăng Long cho hay, trước đây một mặt hàng nông sản khi DN NK về phải qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KTCN với 2 lần về kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm. Nhưng hiện nay, quy định này đã được xem xét lại, đưa kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm đồng thời về một mối. Do đó, nếu như trước kia DN mất tới 3 ngày cho việc KTCN, thì nay rút xuống chỉ còn trên dưới 1 ngày.
Tuy nhiên, con số thời gian theo ngày vẫn được các chuyên gia và DN đánh giá là quá lâu so với tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, việc KTCN nên quy về một mối, một cơ quan đơn vị kiểm tra. Ông Nguyễn Tương đề xuất, vào giữa năm 2016, Tổng cục Hải quan đã thành lập Cục Kiểm định hải quan. Vì thế, hàng xóa XNK khi KTCN nên đưa về cục này để kiểm tra, thay vì phải đưa đi các bộ, ngành như trước đây. Điều này sẽ giúp DN thuận lợi hơn, không mất thời gian, chi phí về bến bãi, giao nhận, nhất là đối với các DN logistics khi có điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh về giá thành và thời gian.
Bên cạnh sự thay đổi từ các bộ, ngành, các chuyên gia còn cho rằng, bản thân DN cũng phải thay đổi, phải nâng cao ý thức và trách nhiệm về hàng hóa XNK, về sự tuân thủ pháp luật. Các cơ quan quản lý cũng cần tăng số lượng DN ưu tiên, tăng chất lượng quản lý rủi ro, tăng cường hậu kiểm. Điều này nghĩa là cả DN và các cơ quan quản lý phải vào cuộc để KTCN không còn là rào cản của thông quan hàng hóa trong thời gian tới, giúp hoạt động giao thương được nhanh chóng và thông thoáng.