【kết quả bđ tây ban nha】Bộ Tài chính tiếp tục vào "top 3" đơn vị đứng đầu Chỉ số CCHC PAR Index 2020
Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số mức độ công khai ngân sách năm 2020 | |
Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 | |
Bộ Tài chính đứng đầu bảng xếp hạng ICT Index 2020 |
Toàn cảnh hội nghị công bố các chỉ số về CCHC. Ảnh: NHNN |
Chiều 24/6, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS).
Bộ Giáo dục và Đào tạo "đội sổ"
Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ |
Năm 2020 là năm thứ 9 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số PAR Index của các bộ, các tỉnh, thành phố; là năm thứ 4 triển khai đo lường sự hài lòng về sự phục của cơ quan hành chính tại tất cả 63 tỉnh, thành phố.
Theo báo cáo kết quả PAR Index 2020, nhóm thứ nhất đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, tiếp tục là 3 đơn vị: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Xếp cuối cùng là Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không có đơn vị nào chỉ số dưới 80%.
Với địa phương, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu đối với cấp tỉnh. Tiếp đó là Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Đồng Tháp. Thủ đô Hà Nội xếp thứ 8, TP HCM xếp thứ 23. 3 tỉnh đứng cuối bảng lần lượt là Kiên Giang, Phú Yên, Quảng Ngãi.
So sánh kết quả của 63 địa phương cho thấy, có 38 đơn vị đạt Chỉ số PAR INDEX cao hơn giá trị trung bình của cả nước. Đáng chú ý, năm 2020 có 58 địa phương đạt Chỉ số PAR INDEX trên 80%. Trong khi đó, năm 2019 chỉ có 44 đơn vị và năm 2018 chỉ có 9 đơn vị thuộc nhóm này.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, công tác CCHC đã đạt được những kết quả hết sức tích cực, tiếp tục đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt là từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân theo chủ trương, đường lối của Đảng.
Tuy nhiên, báo cáo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ cho rằng, chỉ số CCHC 2020 đã chỉ ra nhiều tồn tại và hạn chế. Công tác cải cách thể chế còn một số hạn chế, bất cập, tiếp tục có giá trị trung bình thấp nhất trong 7 lĩnh vực đánh giá.
Về cải cách tài chính công, năm 2020, còn khá nhiều địa phương không hoàn thành giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước; tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính ngân sách vẫn còn xảy ra ở một số nơi, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận và kiến nghị xử lý; việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc, kết quả đạt được còn chậm so với tiến độ đề ra.
1,23% người dân, tổ chức bị phiền hà, sách nhiễu
Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ |
Cũng như các năm trước, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS) 2020 cung cấp một bộ các chỉ số phản ánh nhận định, đánh giá, mức độ hài lòng và nhu cầu, mong đợi của người dân, tổ chức đối với 16 nhóm dịch vụ công thuộc 8 nhóm lĩnh vực được cung ứng tại 3 cấp hành chính ở địa phương.
Kết quả cho thấy, 29,69% người dân, tổ chức đi lại 1 lần để thực hiện 1 dịch vụ công, 55,71% đi lại 2 lần; còn lại là phải đi lại từ 3-5 lần. Tuy nhiên, số người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công đã giảm dần qua các năm kể từ năm 2017 đến nay.
Kết quả cũng cho thấy, 1,23% người dân, tổ chức bị phiền hà, sách nhiễu; 0,59% người dân, tổ chức phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí - hay còn gọi là tiền "bôi trơn".
Các tỉnh có chỉ số hài lòng thuộc nhóm cao nhất là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Các tỉnh có chỉ số hài lòng thuộc nhóm thấp nhất là: Bình Thuận, Đắk Lắk, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kiên Giang và Bình Phước.
Trong 3 cấp hành chính, cấp xã có chỉ số hài lòng cao nhất (88,18%) và cấp tỉnh có chỉ số hài lòng thấp nhất (85,43%). Trong 8 nhóm lĩnh vực, nhóm lĩnh vực giao thông, vận tải có chỉ số hài lòng cao nhất (89,88%) và nhóm lĩnh vực đất đai, môi trường có chỉ số hài lòng thấp nhất (83,20%).
Ba nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi nhất trong số 12 nội dung được lấy ý kiến năm 2020 là: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính và tăng cường nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Chỉ số SIPAS nói chung tăng dần qua mỗi năm kể từ năm 2017-2020, từ 80,90% lên 85,48%. Khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh có Chỉ số hài lòng cao nhất và tỉnh có Chỉ số hài lòng thấp nhất được thu hẹp dần, từ 28,05% xuống 20,08%.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Nghệ An đón gần 5 triệu lượt khách trong 6 tháng, đổi mới sản phẩm du lịch
- ·Truyền thông Mỹ: Biển Đông không phải vùng biển riêng của Trung Quốc
- ·Giá dầu thế giới tăng 1,3% do nhu cầu năng lượng toàn cầu cao
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Mỹ xem xét đóng cửa Đại sứ quán tại Cuba sau vụ "sóng âm"
- ·Việt Nam nằm trong top đầu thị trường trọng điểm du lịch của Nhật Bản
- ·Những chiếc xe chở mùa sen Hà Nội len khắp phố phường, níu chân du khách
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Du khách đổ về Hà Giang nghỉ lễ, Dốc Thẩm Mã kẹt xe hàng giờ
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·4 đặc sản Lâm Đồng trứ danh, có loại lập kỷ lục châu Á
- ·Du khách hoảng loạn khi bị treo ngược gần 30 phút trên trò chơi cảm giác mạnh
- ·Hàng ngàn du khách đến Vinpearl Nha Trang ‘quẩy’ cùng thần tượng
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Sản phẩm du lịch hấp dẫn
- ·Hành khách bị bắt vì 'cố mở cửa máy bay để nhảy' giữa không trung
- ·Máy bay Boeing 737 toé lửa khi hạ cánh, càng đáp đâm thủng cánh máy bay
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Khách Việt đi tour du lịch Pháp bị ảnh hưởng thế nào bởi bạo loạn?