当前位置:首页 > World Cup > 【mallorca – celta】Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực và liên kết vùng

【mallorca – celta】Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực và liên kết vùng

2025-01-10 15:30:15 [La liga] 来源:88Point

(HGO) - Sáng 10-12,Ưutinđầutưphttriểnnguồnnhnlựcvlinkếmallorca – celta Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Hội thảo trực tuyến tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức. Tại điểm cầu Hậu Giang, dự hội thảo có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh dự hội thảo tại điểm cầu Hậu Giang.

Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/1/2003, của Bộ Chính trị khóa IX nêu rõ mục tiêu xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Vùng phải có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; gắn phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất mới, phù hợp. Các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là với đồng bào dân tộc Khmer và Nhân dân vùng ngập lũ. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc.

Tại hội thảo, tham luận của các đại biểu đánh giá và thảo luận tập trung làm sâu sắc hơn các kết quả đạt được, những kết quả có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng; những nguồn lực, tiềm năng còn chưa được khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả, khả năng hấp thụ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Các tham luận cũng làm rõ các điểm “nghẽn” về cơ chế, chính sách và công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai, thực hiện; dự báo về bối cảnh mới trong nước, quốc tế tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội; chỉ rõ các tiềm năng, lợi thế của vùng. Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm cần được điều chỉnh, các cơ chế chính sách cần phải thay đổi; các ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên nguồn lực đầu tư; các trục phát triển cơ bản… nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong khuôn khổ hội thảo các đại biểu đều phân tích, đánh giá Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống và tác động tích cực, nhiều mặt, toàn diện, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Rất nhiều tham luận tại hội thảo đã tập trung đánh giá về các tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, nhất là xu hướng phát triển mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, kinh tế biển, chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải thật sự được xác định là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, xác định vấn đề liên kết vùng là quan trọng…

Việc tổ chức hội thảo nhằm củng cố các luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ Đề án tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW, từ đó tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin, ảnh: NGỌC HƯỞNG

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读