【kết quả hertha berlin hôm nay】Không mua thuốc, không có kết luận bác sỹ
Giá thuốc cao hơn bên ngoài
Chị Nguyễn H,ôngmuathuốckhôngcókếtluậnbácsỹkết quả hertha berlin hôm nay sản phụ đi khám ở Bệnh viện 108 cho biết: Kể từ lần đầu tiên cũng như đến các lần khám sau này, không lần nào khi đi khám tại đây chị dám quên không mang theo tiền để mua thuốc tại bệnh viện này.
Khoa sản tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có nhiều phiền nhiễu. Ảnh: T. S |
"Cứ lần nào chị có ý định không mua thuốc tại bệnh viện là lần đó khi lên lấy kết luận khám cũng bị bác sĩ “ mắng” và không cho lấy kết luận của lần khám đó, chỉ khi nào có hóa đơn thu tiền thuốc thì bác sĩ mới trả lại kết luận.
Theo đơn thuốc chị H cung cấp, thuốc kê trong đơn cho các sản phụ là các loại thuốc bổ, có thể mua tại bất kỳ các nhà thuốc khác nhưng giá của các loại thuốc khi mua tại bệnh viện lại có mức chênh lệch khá nhiều.
Cụ thể, trong khi cùng loại thuốc HEMONA ở các nhà thuốc tư nhân bán với giá chỉ có 325.000 VNĐ/100 viên thì khi mua ở bệnh viện là 400.000 VNĐ/100 viên, hay như thuốc Phadogreen trên thị trường có giá 350.000VNĐ/100 viên, tại nhà thuốc Bệnh viện Quân y 108 bán với giá là 400.000/100 viên.
Một sản phụ có thai 39 tuần sắp đến ngày sinh trú tại Quận Long Biên cho biết thêm, bị “ép” phải mua thuốc và bệnh viện bán thuốc đắt hơn rất nhiều nhưng muốn không tuân theo cũng không được. Trước đây, khi mới khám tôi thắc mắc về việc mua thuốc, thì đợi cả ngày vẫn chưa nhận đươc kết quả đâu trong khi những người đến sau đã có hết.
Vi phạm ở nhiều phòng khám
Ngoài ra tại phòng khám số 4 (khoa Tai, Mũi, Họng) bệnh nhân đến khám tại đây cũng gặp phải tình trạng không được bác sĩ ở đây kê đơn thuốc để tự về mua.
Nữ bác sỹ này nói “không thể cấp đơn thuốc nếu không mua thuốc" (Ảnh:T.S) |
Khi bệnh nhân phản ứng, về việc tại sao khi khám xong sao lại không có đơn thuốc thì nhận được phản ứng gay gắt của bác sĩ “không thể cấp đơn thuốc nếu không mua thuốc. Nếu ra ngoài mua bị làm sao ai chịu trách nhiệm và đây là qui định của bệnh viện. Còn muốn có đơn thì chỉ có đơn thuốc viết tay thôi”.
Nhiều sản phụ đi khám ở đây cho biết, để không bị gây khó dễ, sớm được trả kết quả, kết luận họ phải mua thuốc theo đơn, người nào không có tiền cũng phải “ngậm ngùi” mua ½ đơn thuốc mà bác sĩ tại phòng khám đã đưa.
"Trước thực trang bệnh viện “ép” người bệnh phải mua thuốc của bệnh viện như trên, không ít bệnh nhân nghèo, có đơn thuốc có giá tiền cao, ở tỉnh xa rỉ tai nhau “mẹo” lách qua cách bị “ép” từ phía bệnh viện là trình bày hoàn cảnh không mang theo nhiều tiền nên sẽ chỉ phải mua ½ đơn thuốc có giá cao tại đây cho có lệ", một sản phụ đi khám ở đây mách nước.
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ riêng khoa khám sản (phòng khám số 1) có hiện tượng bác sỹ bắt ép bệnh nhân mua thuốc ở bệnh viện mà 1 số khoa phòng khám khác ở bệnh viện 108 đều có thực trạng “ép” bệnh nhân phải mua thuốc bệnh viện.
"Nếu không mua thuốc tại Nhà thuốc Bện viện Trung ương Quân đội 108 bệnh nhân sẽ bị "mắng" và không được lấy phiếu kết quả, đơn thuốc. Ảnh: T. S |
Theo quy định về quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của Bộ Y tế, đơn thuốc có giá trị mua thuốc vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn và được mua ở tất cả cơ sở bán thuốc hợp pháp trong cả nước.
Như vậy, sau khi bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể tự cầm đơn thuốc, đi mua ở quầy thuốc bất kỳ. Để làm rõ vấn đề này, PV Chất lượng Việt Nam đã liên hệ làm việc với lãnh đạo bệnh viện này song cán bộ ở đơn vị này cho biết, do lãnh đạo đi họp bận nên chưa thể cung cấp thông tin. (Còn nữa).
Điểm 4, điều 6, thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện: “Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ; giá bán lẻ không được cao hơn giá thuốc cùng loại trên thị trường (là thuốc có cùng tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, hãng sản xuất và nước sản xuất)" |
Thanh Sơn - Hồng Anh