【bxh afc cup】Thí điểm phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước lớn thành “chim đầu đàn”
>> Tái cơ cấu để phát huy vai trò “đầu tàu” của doanh nghiệp nhà nước
Xây dựng cơ chế đặc thù
Sau khi công bố dự thảo cuối năm 2020,íđiểmpháttriểndoanhnghiệpnhànướclớnthànhchimđầuđàbxh afc cup mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có cuộc họp để thảo luận, lấy ý kiến góp ý về Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các mục tiêu của đề án là củng cố, phát triển một số DNNN đóng vai trò dẫn dắt, mở đường, kết nối được với khu vực DN tư nhân; làm chủ được công nghệ; hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo… Trong đó, “ mở đường” được hiểu theo nghĩa là hướng đến các ngành, lĩnh vực mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Còn “dẫn dắt” theo nghĩa là hướng đến các ngành hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với sự tham gia của DN thuộc thành phần kinh tế khác. Từ đó, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, bền vững.
4 tiêu chí để lựa chọn ngành, lĩnh vực nghiên cứu thí điểm là: có tính chất mở đường, dẫn dắt; hướng tới làm chủ công nghệ số; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước. Các DNNN được lựa chọn nghiên cứu thí điểm phải có tổng tài sản sản trên 20 nghìn tỷ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đề án mang tính định hướng lớn để từ đó sửa các luật, nghị định nhằm tạo cơ chế đặc thù cho nhóm DN “chim đầu đàn” này. “Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của DNNN phải thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt, lan tỏa khu vực DN khác. Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn là đúng đắn để DNNN tập trung vào những vấn đề mới, lớn, khó, còn lại để cho DN tư nhân làm” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ngay cả một số DN, lĩnh vực có thể chưa tốt nhưng cần thì vẫn có thể đưa vào đề án để phát triển mạnh lên, dẫn dắt DN trong nước, chứ không chỉ lựa chọn những DN, lĩnh vực đang làm ăn tốt, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm.
Tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng
Ủng hộ về sự cần thiết phải có DNNN trở thành “chim đầu đàn”, “đầu tàu” lôi kéo các thành phần kinh tế khác phát triển, đại diện Tập đoàn Viettel nhấn mạnh cần phải có cơ chế, chính sách để hiện thực hóa mục tiêu này. “Khi quy hoạch được các DNNN đầu đàn thì cần có cơ chế, chính sách rõ ràng. Chẳng hạn như khi đấu thầu, có chính sách gì để họ được công nhận là DN “đầu đàn”, đại diện Viettel đề nghị.
Đặc biệt, đại diện tập đoàn Viettel và VNPT đều nhấn mạnh quan điểm phải làm chủ các nền tảng công nghệ lõi. “Chúng ta phải làm chủ công nghệ lõi, nếu không thì không bao giờ vượt qua được bẫy thu nhập trung bình chứ chưa nói đến thu nhập cao” - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng nói.
Bên cạnh đó, đại diện các DN cũng khuyến nghị, khi cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách quản lý DNNN thì cần coi DNNN như DN tư nhân. Cơ chế, chính sách về vay vốn, đầu tư... cho DNNN “đầu đàn” phải thuận lợi.
Nhấn mạnh vai trò của cơ chế, chính sách, đại diện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho rằng, để DNNN dẫn dắt, lan tỏa được thì cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc nội tại trong cơ chế chính sách hiện nay đối với DNNN. Chẳng hạn, trong vấn đề tiền lương, nếu không có cơ chế phù hợp thì không thể có người giỏi, người tài ở DNNN.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, để phát triển DNNN quy mô lớn, dự thảo đề án đã đề xuất nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với DN thuộc các khu vực khác. Trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN phát triển các hạ tầng nền tảng để có thể ứng dụng kinh tế chia sẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số trong tương lai với một số chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số (sand box)…
Đặc thù với từng lĩnh vực, đề án cũng đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển dịch vụ số, nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển công nghệ cho Viettel; ban hành cơ chế hỗ trợ việc kết nối các cụm cảng; với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nghiên cứu hoạt động ngân hàng đầu tư, hình thành quỹ đầu tư trong đó có đầu tư mạo hiểm…
7 doanh nghiệp được đề cử Trong 4 lĩnh vực được lựa chọn, dự thảo đề án đưa ra danh sách 7 doanh nghiệp (DN) đáp ứng các tiêu chí để hỗ trợ gồm: 3 DN thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (Viettel, VNPT, MobiFone), 2 DN thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (EVN và PVN), 1 DN thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng. |
Dương An
相关推荐
- Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- Phạt 37,5 triệu đồng người để gỗ lậu trên đất Trưởng phòng Nội vụ ở Quảng Nam
- Hà Nội vận động hộ dân chia sẻ dữ liệu camera an ninh để phòng ngừa tội phạm
- Đề xuất nhà ở riêng lẻ sử dụng cửa cuốn cần mở thêm lối thoát nạn khẩn cấp
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Dự báo thời tiết 19/12/2023: Tiếp không khí lạnh rất mạnh, khả năng có băng giá
- Giảm giờ làm để tái tạo sức lao động
- Phó Chủ tịch Điện Biên nêu công và tội của nhà thầu xây đường trăm tỷ xuống cấp