【áo vs estonia】Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg ngày 10/12/2024 phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
Quản lý hiệu quả 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển.
Theo Quyết định, mục tiêu chung của Đề án nhằm quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt khoảng 6% vào năm 2030 diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển để đảm bảo đến năm 2030 tổng diện tích biển được bảo tồn đạt khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
Quản lý hiệu quả 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển, đảm bảo tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản đạt khoảng 2,303% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển để đảm bảo tổng diện tích các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển đạt khoảng 1,5% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
6 nhiệm vụ, 4 giải pháp thực hiện
Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Quyết định cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Theo đó, 6 nhóm nhiệm vụ gồm:
a) Điều chỉnh, mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển đang hoạt động theo các quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Thành lập mới và mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển theo các quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Xây dựng quy định và tổ chức quản lý các khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.
d) Phục hồi các hệ sinh thái biển điển hình như hệ sinh thái san hô, có biển, rừng ngập mặn.
đ) Tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác.
e) Tích hợp cơ sở dữ liệu tổng thể về đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường, cơ chế chính sách, mô hình quản lý của các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác và khu phục hồi các hệ sinh thái biển ở vùng biển Việt Nam vào cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển vào cơ sở dữ liệu biển, hải đảo Việt Nam.
4 nhóm giải pháp thực hiện gồm giải pháp về: Cơ chế, chính sách và thực thi pháp luật; tuyên truyền, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực; khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nguồn lực tài chính.
8 nhiệm vụ, dự án ưu tiên
Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên bao gồm:
1. Truyền thông nâng cao năng lực về bảo tồn, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển.
2. Điều tra xác định các khu vực có tiềm năng xác lập khu vực bảo tồn có hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.
3. Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, có biển, rừng ngập mặn bị suy thoái.
4. Điều tra, đánh giá tổng thể hiệu quả bảo tồn, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái biển giai đoạn 2021 - 2030.
5. Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6. Đánh giá khả năng lưu trữ các-bon của các hệ sinh thái biển điển hình.
7. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám trong quản lý hệ sinh thái biển.
8. Kiểm soát chất thải và các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực biển được bảo tồn, bảo vệ và phục hồi.
Về kinh phí thực hiện, Quyết định nêu rõ, thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học) theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn vốn lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030, dự án khác.
Tổ chức thực hiện
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương xây dựng và tổ chức quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển theo quy định pháp luật và các quy hoạch đã được phê duyệt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương và lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án khác phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Đề án, nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Đề án theo quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan./.
Theo baochinhphu.vn
-
Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?Chăm lo tết chu đáo cho gia đình người có côngChứng khoán 17/1: Dấu hiệu “call margin” xuất hiện, 128 cổ phiếu trên HoSE nằm sànPhòng ngừa bạo lực học đường: Tăng cường tuyên truyền để học sinh nhận thức “đúngMưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng NinhGiãn nợ hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn do dịch CovidCá voi Tesla kêu gọi tập đoàn chi 15 tỷ USD bắt đáy khi giá cổ phiếu đang xuống dốcNgày 19/5: Giá vàng thế giới biến động trái chiều khi thị trường chứng khoán Mỹ bán tháo mạnhMùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ ViệtPhản bác luận điệu đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Liên đoàn Lao động Tp.Tân Uyên: Nỗ lực chăm lo chu đáo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
- ·Tập huấn đại diện người lao động tranh tụng tại tòa
- ·Việt Nam lên tiếng về tình hình Israel–Palestine tại HĐBA
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Giá vàng đang vào đà tăng, mốc chinh phục tiếp theo sẽ là 1.850 USD/ounce
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ý thức sâu sắc ý nghĩa của di sản để xây dựng sức mạnh mềm Việt Nam
- ·Phường An Thạnh, TP.Thuận An: Ra quân “Ngày thứ bảy văn minh”
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Bộ GTVT tiếp tục bảo lưu quan điểm taxi truyền thống và taxi công nghệ đều phải gắn hộp đèn
- ·Ngày 28/5: Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh lạm phát Mỹ hạ nhiệt
- ·Các ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới mất hơn 1.000 tỷ USD giá trị chỉ trong 3 ngày
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Bài 3: Mài sắc “thanh bảo kiếm” của Đảng
- ·Chứng khoán 6/6: Nhiều mã bất động sản kê sàn, VN
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tới Mỹ, thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·TP.HCM lúng túng vì hướng dẫn khác nhau của bộ, ngành trong xử lý sai phạm môi trường
- ·Từ ngày 27/9, phí qua hầm Hải Vân thấp nhất 70.000 đồng, cao nhất 240.000 đồng/lượt/xe
- ·TP.HCM trợ giá vận chuyển, đưa rước cho học sinh, sinh viên
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Chứng khoán 31/5: VN
- ·Tuyên ngôn về 4.0
- ·Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Fed hạ lãi suất
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Diễu hành hưởng ứng tháng phòng chống cháy nổ
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Chứng khoán châu Á “đỏ sàn” sau bất ổn chính trị Mỹ
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ có Nghị quyết về phát triển bền vững trong năm 2019
- ·Việt Nam vượt lên trong “cuộc đua xanh”
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Bài 1: Bóc trần âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc
- ·Người mua nhà có thể được vay ngân hàng với lãi suất chỉ 4,8% trong năm 2022
- ·Hà Nội dành hơn 1.865 tỷ đồng giảm thiểu ùn tắc giao thông
- ·Sóc Bom Bo
- ·Giải cứu hạ tầng hàng không