游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:00:58
Đầy ắp thông tin “nóng” tại hội thảo Truyền thông và thương hiệu doanh nghiệp thời đại số ngày 23/7. |
Giữa “bão” thông tin
Phát biểu tại hội thảo "Truyền thông và thương hiệu doanh nghiệp thời đại số" do báo Tiền Phong tổ chức ngày 23/7 tại Trung tâm báo chí TPHCM,ềnthông–DoanhnghiệpthờiMuốnđixaphảiđicùsoi kèo ac milan vs inter milan nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho rằng, vấn đề đáng quan tâm trong thời đại 4.0 là mối quan hệ giữa báo chí và DN. “Một số đơn vị truyền thông thiếu cân nhắc, thiếu kiểm chứng khi đăng thông tin gây ảnh hưởng đến DN, có khi không phải vô tình mà là cố ý. DN mất nhiều năm để xây dựng thương hiệu, nhưng chỉ cần qua một khủng hoảng truyền thông là có thể phá sản chỉ trong thời gian ngắn” – nhà báo Lê Xuân Sơn nhìn nhận.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, tính đến thời điểm hiện tại, TPHCM có 30 cơ quan báo chí đang hoạt động gồm: 16 báo, 12 tạp chí, 1 đài truyền hình và 1 đài tiếng nói nhân dân Thành phố. Trong đó, có 11 cơ quan báo chí có phiên bản điện tử. Ngoài ra, có 161 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương khác đã đăng ký hoạt động trên địa bàn. Ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông kiêm Giám đốc Trung tâm báo chí TPHCM nêu thực trạng, TPHCM đang đối diện nhiều thách thức. “Sở đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Công an TP và UBND các quận, huyện rà soát các văn phòng thường trú, văn phòng đại diện, phóng viên của cơ quan báo chí TW đang đóng trú trên địa bàn, tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các cơ quan tạp chí điện tử có nhiều dấu hiệu vi phạm. Nhất là với những cơ quan tạp chí có biểu hiện "báo hoá", xa rời tôn chỉ, mục đích và hoạt động bị doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có văn bản phản ánh tới cơ quan chức năng” – ông Từ Lương nói.
Chia sẻ về sức mạnh truyền thông mạng, ông Nguyễn Hải Triều, Tổng giám đốc YouNet Media đưa ra số liệu cho thấy hệ thống SocialHeart đo lường được ở Việt Nam có 64 triệu tài khoản Facebook, tạo ra 11 triệu post và 60 triệu comments trong một ngày (tính tới thời điểm 11/7). Con số này bỏ rất xa so với các kênh tin tức online (online news), khi 524 kênh chỉ tạo ra 21.600 bài viết và 10.604 comments trên 153 kênh ghi nhận được.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 96 triệu người, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á. Trong đó, hơn 60% dân số sử dụng Internet, đứng thứ 16 trên thế giới! Trung bình mỗi người Việt Nam sử dụng Internet hơn 7 giờ/ngày, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Đây là môi trường hết sức thuận lợi cho sự phát triển của các phương thức truyền thông kỹ thuật số. Tuy nhiên, do không gian rộng lớn, tình trạng đưa thông tin giả, thông tin sai lệch… lên mạng xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây thiệt hại nặng nề đến thương hiệu và tương lai của DN. Cụ thể, tính từ năm 2005- 2017, số lượng khủng hoảng truyền thông xã hội tính trên các vụ việc điển hình của các thương hiệu đã tăng hơn 25 lần.
Bàn về vấn đề chia sẻ thông tin, theo TS. Nguyễn Văn Vẹn, Giám đốc cơ sở 2 trường ĐH Mở TPHCM, trong thế kỷ 21, ai nắm được thông tin thì sẽ thắng. Ngoài ra, mỗi cá nhân tham gia truyền thông kỹ thuật số, môi trường mạng ảo cần nghiêm túc chấp hành luật pháp về bảo mật thông tin, an ninh mạng và các quy định của pháp luật, có ý thức trách nhiệm giữ gìn văn hóa, trong giao tiếp, không làm tổn thương trên cộng đồng mạng, định hướng truyền thông tin có lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp và của đất nước.
Ông Lê Xuân Sơn- Tổng biên tập báo Tiền Phong phát biểu tại Hội thảo. |
Bạn bè hay đối thủ?
Tại hội thảo, nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người lao động đặt vấn đề về mối quan hệ giữa báo chí và DN là đối thủ hay bạn bè? Ông Tuân cho rằng, báo chí và DN không phải là đối thủ mà nên là những người bạn đồng hành trên con đường đi tới tương lai.
Để giúp DN quản trị danh tiếng và ngăn ngừa khủng hoảng lan truyền, chuyên gia Nguyễn Hải Triều khuyến nghị nên xây dựng hệ thống social listening (lắng nghe mạng xã hội), bằng cách theo dõi và thu thập dữ liệu từ các cuộc thảo luận và cung cấp thông tin kịp thời định hướng truyền thông, bên cạnh đó phải nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng.
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, khi đưa tin về DN, nhà báo luôn phải tỉnh táo giải mã các hiện tượng tin đồn trong xã hội, nhất là những thông tin trên mạng xã hội gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Từ đó, tạo dựng mối quan hệ giữa báo chí và DN trở nên gắn bó mật thiết hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Diễn giả Lâm Minh Chánh, Chủ tịch Trường Đào tạo QTKD BizUn cho biết, mạng xã hội giúp tương tác, ngay cả các DN cũng phải nhờ mạng xã hội đã tạo thương hiệu doanh nghiệp. Tin tốt và tin xấu đều lan truyền đi rất nhanh, nhưng tin xấu đi nhanh hơn.
Theo ông Chánh, thói quen của người tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng với nhiều xu thế khác nhau. Họ đòi hỏi đa dạng tiện ích, trải nghiệm mới. Vì thế DN phải phải thay đổi thay cách tiếp cận thị trường, thay đổi cách khách hàng tương tác với thương hiệu và tăng cường trải nghiệm tích cực của khách hàng.
Các chuyên gia cho rằng, để tránh thông tin không chính xác, đối với DN cần minh bạch hóa thông tin, sử dụng hiệu quả kênh báo chí truyền thông. Không nên tìm cách gỡ tin, bài ngay lập tức và sẵn sàng hợp tác, lắng nghe.
Trong khi đó, đối với nhà báo, cơ quan báo chí cần quan sát một cách toàn diện. Khi đưa tin về bất kỳ lĩnh vực nào, nhà báo đều phải chú ý lắng nghe các ý kiến đa chiều, phỏng vấn từ hai phía có quan điểm trái chiều, không thể chỉ nghe ý kiến của một bên. Không tưởng tượng chủ quan, giữ bí mật nguồn tin. Không phát tán tin đồn và kiên trì nguyên tắc kiểm chứng./.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接