发布时间:2025-01-25 16:07:59 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tại hội thảo,ườimuavàngtrangsứcvẫnkhóhưởnglợitừThôngtưlịch thi đấu bilbao đại diện Chi cục Đo lường chất lượng TP.HCM, Sở Khoa học -Công nghệ và SJA đã phổ biến các quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch SJA cho biết, dù Thông tư 22/2013/TT-BKHCN đã chính thức có hiệu lực được hơn nửa tháng (từ ngày 1-6), song hiện tại mới chỉ có các doanh nghiệp là hội viên của SJA mới nắm thông tin về việc triển khai thông tư này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc SJA chỉ chiếm số lượng rất nhỏ, khoảng 10% trên tổng số hơn 3.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại TP.HCM. Số còn lại hầu như không biết gì về các quy định của Thông tư 22.
Ông Dưng cũng cho biết thêm, việc triển khai Thông tư 22, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến lượng lớn hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. “Doanh nghiệp nhỏ tồn khoảng vài ngàn sản phẩm, còn tại những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu mối, lượng tồn kho có thể lên tới hàng triệu sản phẩm” – ông Dưng nói. Các doanh nghiệp hiện đang rất lúng túng với số hàng tồn kho này, do không thể tiêu thụ ra thị trường.
Để giải quyết số sản phẩm tồn kho này, ông Dưng cho biết, với những sản phẩm chỉ sai lệch cơ bản về tuổi vàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại về đúng thực tế. Nhưng với những sản phẩm không thể điều chỉnh, các doanh nghiệp sẽ phải nấu lại, sau đó chế tác lại. Điều này làm phát sinh chi phí rất lớn do hao hụt trong quá trình chế tác lại và các chi phí về nhân công… Với những sản phẩm không thể nấu lại được, một số doanh nghiệp đã thực hiện bán ra thị trường và cam kết với khách hàng trên hóa đơn bán hàng. Khi không sử dụng nữa, khách hàng có thể bán lại cho chính doanh nghiệp đó theo giá đã cam kết.
Trao đổi bên lề hội thảo, ông Trần Hải, Chánh Văn phòng SJA lý giải về tình trạng “mua đâu bán đó” trên thị trường vàng nữ trang. Theo đó, đây là đặc thù của ngành vàng trang sức. Theo đó, mỗi sản phẩm nữ trang đều có khắc một thương hiệu riêng trên đó. Khi khách hàng bán lại sản phẩm tại chính nơi đã mua, doanh nghiệp đó chỉ cần đánh bóng lại để bán cho người khác. Nhưng nếu bán tại nơi khác, doanh nghiệp mua sẽ phải nấu lại, khắc thương hiệu của mình lên đó rồi mới bán được, sẽ tốn thêm chi phí. Do đó, khách hàng bán sản phẩm trang sức tại nơi đã mua sẽ được giá cao hơn tại những nơi khác.
Khi triển khai Thông tư 22, nhiều người dân kỳ vọng được hưởng lợi từ việc sẽ mua được vàng đúng tuổi với giá hợp lý. Tuy nhiên, theo ông Hải, điều này là rất khó. Cụ thể, trước đây do chi phí tiền công vàng trang sức rất thấp, nên doanh nghiệp thường lấy tuổi vàng để tính vào tiền công. “Ví dụ, nếu một chiếc nhẫn có tuổi vàng là 75% thì tiền công là 1,5 triệu, nhưng doanh nghiệp làm chiếc nhẫn đó chỉ 70 hoặc 73% và tiền công giảm xuống còn 1 triệu”. Theo đó, nếu áp dụng theo Thông tư 22, tuổi vàng về đúng thực tế thì tiền công của sản phẩm sẽ tăng lên.
Thêm vào đó, giám định chất lượng vàng, các doanh nghiệp phải đầu tư máy huỳnh quang tia X. Trong khi giá của mỗi chiếc máy này lên tới hàng tỷ đồng, cùng với chi phí nhân công có trình độ để vận hành máy… Theo ông Hải, nếu doanh nghiệp đầu tư, các chi phí đầu tư này sẽ được cộng vào giá thành sản phẩm. Do đó, nhiều khả năng giá vàng trang sức không những không giảm mà còn có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới.
相关文章
随便看看