【shandong taishan vs】Chiến tranh thương mại: Tận dụng cơ hội thay đổi, không nên chỉ lo “kiếm ăn vặt”
Xung đột thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây và chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ của các bên. Trong vòng hơn 3 tháng vừa qua, hai bên đã liên tiếp triển khai 3 gói áp thuế vào hàng hoá nhập khẩu của nhau và nâng quy mô áp thuế của các bên lên tới 360 tỷ USD với mức độ áp thuế bổ sung từ 5 – 25%.
Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng mức độ áp thuế lên 25% vào ngày 1/1/2019 đối với nhóm hàng hoá 200 tỷ USD đã bị áp thuế 10% vào ngày 24/9 vừa qua và xem xét mở rộng áp thuế lên toàn bộ hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc nếu phía Trung Quốc không thực hiện các yêu cầu của phía Mỹ. Nhiều khả năng, những xung đột này sẽ tiếp tục kéo dài trong năm sau.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đến thời điểm hiện tại, với quy mô áp thuế đối với lượng hàng hoá trị giá 50 tỷ USD của mỗi nước tác động tới Việt Nam là tương đối nhỏ do phạm vi các biện pháp hiện nay còn hạn chế, diện mặt hàng chịu tác động chưa nhiều. Trong tương lai gần, nếu trường hợp chiến tranh thương mại, phạm vi thuế quan mở rộng ra toàn bộ kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam nhiều hơn, nhưng theo hướng có lợi cho Việt Nam. Bởi nước ta có thể thay thế một phần đáng kể lưu lượng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, ông Thiên nhìn nhận chiến tranh thương mại sẽ mang đến cả rủi ro và thách thức cho Việt Nam. Cụ thể, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam trong thời gian tới. Nếu đó là hàng nguyên liệu thì sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, nhưng nếu là hàng thành phẩm thì sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước.
Trong khi đó, về xuất khẩu, hàng Trung Quốc bị áp thuế ở Mỹ sẽ là cơ hội cho hàng hóa của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Vấn đề là hàng hóa Việt Nam phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng thì mới vào được thị trường khó tính này.
Theo đó, Việt Nam cần có sự thay đổi trong sản xuất để có được hàng hóa chất lượng, giá cả cạnh tranh và phù hợp với thị trường Mỹ thì mới nắm bắt được cơ hội này một cách bền vững và tránh được các rủi ro. Nếu không, sẽ chỉ có thể “kiếm ăn lặt vặt” trong ngắn hạn.
Ông Thiên lý giải, về dài hạn, tác động của chiến tranh thương mại tới kinh tế Việt Nam có thể rất đáng kể và theo hướng tiêu cực nhiều hơn lợi ích thu được do cuộc chiến thương mại tác động tới đầu tư và khiến lòng tin của nhà đầu tư bị suy giảm, dòng vốn rút chạy khỏi các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam, chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn sâu, môi trường đầu tư và thương mại toàn cầu trở nên bất định hơn…
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập của VCCI cũng chỉ ra rằng, rất nhiều quốc gia khác cũng nhìn thấy những cơ hội trong cuộc chiến này và cũng muốn bắt lấy nó giống như Việt Nam. Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp phải bắt tay vào hành động để nắm lấy cơ hội đó thay vì chỉ biết ngồi yên chờ nó đến với mình.
Theo đó, doanh nghiệp cần tích cực nắm bắt các thông tin, chủ động tìm kiếm khách hàng của các sản phẩm bị áp thuế là ai… Từ đó có các chiến lược tiếp cận, chào hàng để có thể trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp đó.
Trong khi đó, từ góc độ doanh nghiệp, ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty BlueScope Việt Nam cho hay, BlueScope đang cố gắng tạo ra các giá trị cho công ty bằng cách giới thiệu công nghệ đột phá và các dòng sản phẩm mới tập trung vào xu hướng công nghệ xanh để có hướng đi khác biệt. Ngoài ra, để tránh bị ảnh hưởng bởi các quy định áp thuế, công ty cũng tìm cách đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiểm thị trường mới và tiềm năng như châu Phi, Caribe và Nam Mỹ.
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng cho rằng, để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đồng thời nắm bắt được cơ hội từ cuộc chiến này, bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, Chính phủ cần xem xét việc đánh thuế nhập khẩu nếu có dấu hiệu bán phá giá. Đồng thời không cấp giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh cho những dự án sản xuất không đảm bảo thực hiện hơn 2/3 chuỗi quy trình sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro từ việc lệ thuộc quá nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, Chính phủ cũng cần nhanh chóng thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với châu Âu và các nước khác.
下一篇:SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
相关文章:
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- Tạo điều kiện cho người có nhu cầu xuất cảnh được xét nghiệm Covid
- Thêm hai ca nhiễm mới, Việt Nam có 672 ca mắc bệnh COVID
- Chưa xoá được “điểm đen” ngập nước
- Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- Bệnh nhân số 972 ở Hải Dương tái dương tính với SARS
- Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- Đưa 232 công dân Việt Nam từ Uzbekistan về nước an toàn
- Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- Đưa gần 380 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về nước an toàn
相关推荐:
- 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- Phú Riềng hướng đến nông thôn mới nâng cao
- Xã Tắc Vân chưa thể thành phường
- Dòng sông không rác
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- Thêm 14 ca mắc COVID
- Ði từng ngõ, gõ từng nhà để nhắc nhở
- Bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca mắc COVID
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Sóc Bom Bo