设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【đội hình leicester gặp aston villa】Thị trường quần áo ở nông thôn, miền núi: Tràn lan hàng xuất xứ từ Trung Quốc 正文

【đội hình leicester gặp aston villa】Thị trường quần áo ở nông thôn, miền núi: Tràn lan hàng xuất xứ từ Trung Quốc

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-10 19:23:53
Thị trường quần áo ở nông thôn,ịtrườngquầnáoởnôngthônmiềnnúiTrànlanhàngxuấtxứtừTrungQuố<strong>đội hình leicester gặp aston villa</strong> miền núi: Tràn lan hàng xuất xứ từ Trung Quốc
Quần áo có xuất xứ Trung Quốc bày bán ở chợ trung tâm huyện Mai Sơn (Sơn La)

Kết quả khảo sát công bố tại Hội nghị đẩy mạnh “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, hầu hết các sạp hàng tại các chợ đều bày bán vải hoặc quần áo có xuất xứ từ Trung Quốc. Các chủ quầy hàng cho biết, hàng được lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu vẫn từ các tỉnh bên kia biên giới Trung Quốc - nơi giáp với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn)… Hàng về đến chợ khá đa dạng, từ các loại vải cao cấp đắt tiền, giá vài trăm nghìn đồng/mét, đến các loại vải cực rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/mét. Với các mặt hàng quần áo, khách hàng thích sản phẩm nào cũng có, mùa nào hàng ấy, giá cả đa dạng. Từ những chiếc áo, quần trẻ em giá vài nghìn đồng/cái, đến quần áo nhái các thương hiệu Adidas, Nike, Chanel, Dior, Burberry… giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/cái.

Theo chân người mua buôn đến từ các tỉnh, quần áo, vải vóc có thương hiệu, chất lượng cao được phân phối cho các trang bán hàng online, các cửa hàng thời trang ở các thành phố, thị xã, thị trấn; quần áo giá rẻ đổ về các chợ nông thôn, theo các chuyến xe bán hàng lưu động đến các xã, thôn, bản…

Giá bán sản phẩm hàng nhái, hàng giả hàng hiệu, chỉ bằng 15-30% hàng chính hãng. Các sản phẩm quần áo có xuất xứ Trung Quốc nhưng vẫn được chủ hàng giới thiệu là hàng Việt Nam, có giá bán chỉ bằng 30-40% hàng chính thống.

“Khách lấy buôn sẽ được cắt giá bớt đi 30-40% so với bán lẻ, tùy vào số lượng là vài chục hay vài trăm chiếc” - 1 chủ hàng ở chợ Nghệ (Sơn Tây, Hà Nội) nói. Theo chủ hàng này, hầu hết những người bán hàng tại chợ ở các huyện quanh thị xã Sơn Tây đều qua đây lấy hàng. Cùng là 1 mẫu sản phẩm, nhưng cũng có 2-3 mức giá (tùy theo chất lượng) để người mua lựa chọn.

Quan sát tại các chợ đầu mối này dễ dàng nhận thấy, việc mua bán chủ yếu được thỏa thuận bằng miệng giữa người bán và người mua, đa phần đều không có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.

Theo tính toán, với việc không sử dụng hóa đơn, không nộp thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu có thể tiết kiệm tới 12-15% chi phí so với hàng chính thống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quần áo, vải vóc được nhập lậu sẽ có giá rẻ hơn hàng chính thống rất nhiều. Đây là lý do khiến quần áo có xuất xứ Trung Quốc được bán tràn lan, với các mức giá khác nhau. Trong khi quần áo do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất chật vật tìm chỗ đứng, nhưng vẫn chỉ xuất hiện thưa thớt ở thị trường nông thôn, miền núi…

Theo ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - hiện các đại lý bán hàng của tập đoàn đang kinh doanh hơn 60.000 mặt hàng, đưa doanh thu nội địa của tập đoàn tăng từ gần 16.000 tỷ đồng (năm 2010) lên gần 26.000 tỷ đồng (năm 2016). Để phát triển thị trường hàng dệt may Việt Nam rộng rãi hơn, ông Trường cho rằng, bên cạnh những cố gắng của ngành dệt may, rất cần sự nỗ lực lớn hơn của các lực lượng chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu vào thị trường nội địa. Đồng thời, cần có chính sách quản lý hộ kinh doanh, chính sách thuế giá trị gia tăng để khuyến khích kinh doanh hàng hóa do Việt Nam sản xuất.

热门文章

0.7613s , 7219.5078125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【đội hình leicester gặp aston villa】Thị trường quần áo ở nông thôn, miền núi: Tràn lan hàng xuất xứ từ Trung Quốc,88Point  

sitemap

Top