【các trận bóng đá hôm qua】Cân nhắc kỹ việc Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Độc quyền sản xuất vàng miếng sẽ tạo chênh lệch giá
Đánh giá cao những tác động tích cực khi Nghị định 24 được ban hành giúp ổn định thị trường vàng,ânnhắckỹviệcNgânhàngNhànướcđộcquyềnsảnxuấtvàngmiếcác trận bóng đá hôm qua tuy nhiên VGTA cũng cho rằng đến thời điểm hiện nay, khi thị trường đã cơ bản ổn định và nhiều quy định mới được ban hành thì không chỉ nên sửa đổi mà nên ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 24.
Góp ý cho Nghị định, một nội dung được VGTA nhấn mạnh là việc độc quyền sản xuất vàng miếng. Theo VGTA, việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng; xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã tạo ra sự chênh lệch bất hợp lý giữa giá vàng miếng SJC so với giá vàng các thương hiệu khác. Ngoài ra, tình trạng chênh lệch giá còn làm gia tăng tình trạng xuất, nhập khẩu lậu vàng miếng, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường và điều hành chính sách tiền tệ.
Theo Hiệp hội, chức năng của các ngân hàng trung ương trên thế giới không trực tiếp kinh doanh mà chỉ là quản lý, kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng ngay từ Nghị định 24 là không phù hợp với thông lệ quốc tế bởi trên thế giới không có ngân hàng trung ương nào sản xuất vàng miếng, mà chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Nếu NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và phân phối ra thị trường, thì sẽ trở thành đơn vị kinh doanh, như vậy không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Hơn nữa, nếu NHNN sản xuất vàng miếng có nghĩa là đã sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế chế tác thành vàng thương hiệu Quốc gia vừa tốn kém chi phí, đồng thời lại biến vàng tiêu chuẩn Quốc tế có khả năng thanh khoản cao trở thành vàng nguyên liệu khi xuất khẩu ra thế giới, tính thanh khoản sẽ không cao, giá bán lại giảm hơn vàng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Hiệp hội đề nghị NHNN cần cân nhắc kỹ hơn để vừa bảo đảm được yêu cầu can thiệp thị trường và vừa tiết kiệm chi phí cho ngân sách đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tách bạch việc NHNN huy động vàng và DN vay vàng
Liên quan đến hai nội dung khác được quy định Nhà nước độc quyền là huy động vàng và kinh doanh vàng tài khoản, VGTA cũng có những kiến nghị cụ thể.
Đối với việc Dự thảo quy định NHNN độc quyền huy động vàng từ các tổ chức, cá nhân, có thể hiểu là doanh nghiệp (DN) vay mượn vàng của người dân cũng là hình thức huy động vàng. Tuy nhiên, VGTA cho rằng không thể đánh đồng việc huy động vàng với việc DN vay mượn vàng vì đối tượng huy động vàng mà Dự thảo Nghị định quy định là NHNN. Còn việc DN vay mượn vàng của người dân là quan hệ dân sự mà Luật Doanh nghiệp và Luật Dân sự cho phép, cũng như phù hợp với tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN. Do đó, việc vay vàng của DN từ tổ chức và cá nhân để làm vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức là phù hợp với yêu cầu của các DN trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Theo VGTA, việc DN vay mượn vàng của dân chỉ là một công đoạn hỗ trợ vốn bằng nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh của DN, nên không thể coi đây là hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Hơn nữa, DN vay vàng của dân, nhưng vẫn trả lãi mặc dầu rất thấp và không cho vay lại nên đây không phải là hoạt động giữ hộ vàng hay huy động vàng. Do đó, NHNN cần tách bạch rất rõ 2 khái niệm: Huy động vàng của Nhà nước để phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế và vay vàng của DN để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh. Như vậy, sẽ tránh khó khăn cho việc phát triển sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của DN.
“Trong những năm qua, số lượng vàng vay của các DN sản xuất trang sức, mỹ nghệ là khá nhỏ chỉ ở mức dưới 20.000 lượng (tương đương 750 kg), nếu so với thời điểm đỉnh cao các ngân hàng thương mại huy động trước đây lên đến 35 tấn vàng. Trong khi đó, quy mô thị trường vàng Việt Nam hiện khoảng 350 - 400 tấn, nên khi DN có nhu cầu mua vàng trên thị trường để trả cho người cho vay (750 kg tương đương 0,2% so với quy mô của thị trường) thì sẽ không gặp bất cứ khó khăn gì về thanh khoản và hoàn toàn nằm trong năng lực và tầm kiểm soát của các DN”, VGTA phân tích thêm tại văn bản góp ý.
Đối với kinh doanh vàng tài khoản, quy định như dự thảo đặt ra vấn đề nếu Nhà nước độc quyền kinh doanh trên tài khoản thì NHNN sẽ giao dịch với đối tượng nào, là các tổ chức quốc tế hay tổ chức trong nước? Vì vậy Hiệp hội Kinh doanh Vàng kiến nghị cần làm rõ nội dung trong Dự thảo để đảm bảo khả năng thực thi chính sách được thuận lợi và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Hiệp hội, nếu NHNN kinh doanh vàng trên tài khoản với thị trường quốc tế thì thuộc điều chỉnh của Nghị định của Chính phủ về quản lý quỹ dự trữ Nhà nước chứ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
D.A
相关推荐
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- PVcomBank bổ nhiệm 03 Phó Tổng Giám đốc
- Đường dây 500 kV Tây Hà Nội
- TP.HCM yêu cầu người giao hàng lập sổ theo dõi hoạt động hàng ngày
- Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- Ngày 1/7/2021, điều tra 5 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể
- Đây chính là mối đe doạ suy thoái kinh tế toàn cầu
- Viettel đầu tư ra nước ngoài trong quý II chỉ lãi 15 tỷ đồng