* Đồng chí Phạm Minh Chính Ủy viên Bộ Chính trị,ậnnhữngcốgắngnỗlựccủangànhTàichítrận đức hôm nay Thủ tướng Chính phủ: Đánh giá cao nỗ lực và cách làm sáng tạo trong triển khai hóa đơn điện tử của ngành Tài chính
…Thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế luôn nằm trong số những cơ quan đi đầu trong chuyển đổi số. Điều này đã tạo điều kiện để thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và góp phần giúp ngành Thuế liên tục hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách hàng năm, đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, trong đó có thu đủ chi. Tôi đặc biệt đánh giá cao nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử của ngành Tài chính với kế hoạch bài bản, khoa học theo 2 giai đoạn. Đây là công việc mới với khối lượng lớn, triển khai trong thời gian ngắn và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong việc thay đổi tư duy, phương thức quản lý, thực hiện. Nhưng ngành Tài chính đã bám sát thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Trong đó, việc sử dụng mã số hóa đơn điện tử để tổ chức quay thưởng, trao thưởng là cách làm rất sáng tạo.
Kết quả bước đầu cho thấy việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là “mũi tên trúng nhiều đích” góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại, tăng cường công khai minh bạch, phòng chống gian lận, tiêu cực, phát triển thương mại điện tử, giảm chi phí tuân thủ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu trọng yếu quốc gia như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, đất đai… hướng tới xây dựng hệ sinh thái số; đổi mới công tác quản lý nhà nước trên nhiều ngành, lĩnh vực; thúc đẩy phát triển chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số… (Phát biểu tại Lễ Công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc do Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức ngày 21/4/2022). * Đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã rất nỗ lực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo
…Ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, cố gắng khắc phục những vụ việc xảy ra trong phạm vi quản lý nhà nước, đảm bảo lòng tin của xã hội, lòng tin của Đảng đối với Bộ Tài chính. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính trong thời gian vừa qua đã rất nghiêm túc, nỗ lực thực hiện để đảm bảo yêu cầu của Đoàn kiểm tra. Bộ Tài chính đã có 8 năm liền đứng thứ 3 trong việc cải cách hành chính và năm 2021 đã đứng thứ 2 trong số các bộ, ngành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Hàng năm, khối lượng văn bản của ngành Tài chính rất lớn, các lĩnh vực xương sống của ngành Tài chính như thuế, hải quan, ngân sách nhà nước (NSNN) được quản lý và thực thi đúng pháp luật. Chúng tôi ghi nhận nỗ lực này và hy vọng thời gian tới Bộ Tài chính tiếp tục phát huy nhiệm vụ của ngành để đảm bảo phát triển kinh tế, quản lý chặt chẽ công tác quản lý NSNN… Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã làm tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và giám định, định giá tài sản; xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực... (Phát biểu tại hội nghị của Đoàn Kiểm tra số 02 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, ngày 29/7/2022). * Đồng chí Lê Minh Khái Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Sự chủ động của ngành Tài chính đã góp phần tạo niềm tin cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
…Bộ Tài chính đã vào cuộc rất chủ động, tích cực, dành nhiều thời gian để nghiên cứu để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế đất nước. Nhiều chính sách do Bộ Tài chính tham mưu, ban hành đã phát huy hiệu lực hiệu quả, được dư luận đánh giá tốt như: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội; Nghị định số 34 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022; trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18 giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; ban hành Thông tư giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022... Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác quản lý thu – chi NSNN, Bộ Tài chính đã kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước để ổn định, phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; ban hành các chính sách giảm thuế, phí để góp phần kìm hãm đà tăng và bình ổn giá cả, phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát.... Ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, Bộ Tài chính đã chủ động tham gia cùng các bộ, ngành xử lý các tồn tại, vướng mắc, những điểm nghẽn của nền kinh tế. Sự chủ động đó của ngành Tài chính đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân, của doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ… (Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm 2022 tổ chức ngày 7/7/2022). |