Ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn đối với DN chế biến,ấtkhẩuđồgỗsangEUcóthểđạttỷUSDnăket qua gangwon XK gỗ sang EU khi Hiệp định VPA/FLEGT được thực thi?
Theo tôi, sau khi Hiệp định ký kết vài năm có thể gia tăng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU khá nhanh. Hiện nay, trung bình Việt Nam XK sang EU khoảng 700-800 triệu USD/năm thì có thể tăng lên 1 tỷ, thậm chí 2 tỷ USD/năm. EU tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 90 tỷ USD/năm nên thị trường còn rất rộng mở.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận ở giai đoạn ban đầu thực hiện hiệp định, DN sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là bởi, các quy định, cam kết phải thực thi rất nhiều. Các DN chế biến, XK gỗ qui mô nhỏ khá nhiều nên việc tiếp nhận càng trở nên nan giải. Tôi cho rằng, riêng thời gian để DN làm quen với hiệp định cũng phải mất 3 năm.
Theo ông, các DN chế biến, XK gỗ Việt Nam đã chủ động trước Hiệp định VPA/FLEGT hay chưa?
Thời gian qua, cộng đồng DN chế biến, XK gỗ Việt Nam rất tích cực hưởng ứng hiệp định. Các nội dung quy định trong hiệp định thể hiện xu thế chung là phải bảo vệ rừng, sử dụng gỗ hợp pháp, qua đó nâng trách nhiệm xã hội và tăng tính chuyên nghiệp cho DN.
Ngay khi có chủ trương về đàm phán hiệp định, các DN đã khá chủ động tìm hiểu. Thậm chí, hiện nay nhiều DN đã ban hành quy trình quản lý gỗ, quy trình mua nguyên liệu hay quy trình chế biến gỗ… hướng dẫn chi tiết ngay tại các nhà máy. Sự chủ động này bắt nguồn từ việc, từ vài năm trước, DN gỗ Việt Nam muốn XK vào EU đã phải thực thi trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ nên DN có sự tìm hiểu, am hiểu rõ hơn bởi không hiểu thì không XK được. Tuy nhiên, những đối tác khác cũng chịu tác động nhiều từ hiệp định như các hộ trồng rừng, các hộ chế biến nhỏ… thì hiểu biết còn hạn chế.
Nói như vậy, việc thực thi Hiệp định chẳng qua chỉ là hợp thức hóa, củng cố lại những gì DN chế biến, XK gỗ đang thực hiện, thưa ông?
Thời gian qua, khi XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU, DN Việt Nam có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Suốt từ khi phải làm giải trình về nguồn gốc gỗ theo quy định của EU đến nay, chưa có một lô hàng nào của Việt Nam bị vi phạm.
Tuy nhiên, cần nói rõ rằng, trách nhiệm giải trình thực tế là của đơn vị NK, còn các DN sản xuất, chế biến gỗ của Việt Nam chỉ xem đơn vị NK yêu cầu những gì thì chuẩn bị đầy đủ để cung cấp. Việt Nam chỉ cung cấp thông tin đầy đủ và bán gỗ tại cảng Việt Nam là hết trách nhiệm. Với Hiệp định VPA/FLEGT lại hoàn toàn khác. Các DN chế biến, XK phải làm sao để được cấp phép FLEGT. Đây là điều mới mẻ, DN thậm chí chưa hình dung cụ thể ra sao, phải làm như thế nào nên cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng.
Xin ông cho biết, cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hỗ trợ DN như thế nào để khâu thực thi Hiệp định VPA/FLEGT được hiệu quả?
Nội dung Hiệp định VPA/FLEGT dài tới 400-500 trang nên trước hết cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành hướng dẫn chi tiết về nội dung hiệp định. Bên cạnh đó, các ngành có liên quan như Kiểm lâm, Hải quan, Thuế… phải hiểu nội dung, cùng thực thi thống nhất, tránh tình trạng mỗi bên hiểu và làm một kiểu gây khó khăn cho DN.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bộ NN&PTNT: Ước giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 9 đạt 496 triệu USD, đưa giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ 9 tháng đầu năm đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015. Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, 3 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm chiếm 68,8% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị XK gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (18%), Anh (12,4%), Trung Quốc (11,3%) và Australia (9%). Về mặt NK, 9 tháng đầu năm, giá trị NK đạt 1,29 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường NK chính của mặt hàng này là Trung Quốc và Mỹ, chiếm 27,2% thị phần. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 14,7%, trong 8 tháng đầu năm, giá trị NK khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này có mức tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài ra NK gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng tại một số nước khác như: Thị trường Đức tăng 28,8%, thị trường Pháp tăng 12,2%, thị trường Thái Lan tăng 1,9% và thị trường Niuzeland tăng 0,9%. Các thị trường còn lại đều có giá trị NK gỗ và các sản phẩm gỗ giảm, trong đó Lào và Campuchia vẫn tiếp tục giảm mạnh, mức giảm lần lượt là 74,8% và 48,5%. |