发布时间:2025-01-10 01:11:37 来源:88Point 作者:Cúp C1
Với mong muốn các SMEs, DN khởi nghiệp tỉnh Cà Mau chủ động thích ứng và có sự chuẩn bị trước cho một tương lai thế giới có rất nhiều biến động, không chỉ có đại dịch Covid-19 mà còn thiên tai, biến đổi khí hậu… iPEC đã phối hợp với các giảng viên xây dựng các chuyên đề về cung cấp giải pháp đối với DN. Cụ thể hướng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo các DN trong định hình tư duy đột phá, chiến lược, lộ trình chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh đối với các cá nhân và DN khởi nghiệp.
Hơn 70 DN khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia khoá đào tạo trên nền tảng Zoom trực tuyến do iPEC Cà Mau tổ chức. |
Nhiều kiến thức bổ ích
Ông Trương Thanh Hùng, Chủ tịch HÐQT, FiNNO Group, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, cho rằng, CEO (Giám đốc điều hành DN) chỉ làm 4 việc: tạo sân chơi, tạo luật chơi, tìm người chơi và giám sát cuộc chơi. DN phải định vị lại mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay của mình. Không phải ngày một ngày hai mà đạt được sự tăng trưởng, lợi nhuận. Có một hành trình gian nan mới đạt kết quả tốt, có sự tăng trưởng cao.
Theo đó, ông Trương Thanh Hùng còn chia sẻ mô hình kinh doanh mới, “kinh doanh cái đó, nhưng không phải bán cái đó”. Như câu chuyện kinh doanh một quán cà phê tại Lâm Ðồng: Ở đây… không bán cà phê! Ở đây chỉ bán… lối về bình yên. Cho thấy, cà phê chỉ là phương tiện giao dịch, khách đến đây không phải mong muốn chỉ được uống ly cà phê mà họ muốn mua sự bình yên, tĩnh lặng trước những bận rộn, ồn ào của cuộc sống hiện tại”.
Qua 2 ngày tiếp nhận thông tin từ khoá học trực tuyến, anh Nguyễn Thông Ngôn, Trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp Zone 1, Công ty Cổ phần CAMIMEX Cà Mau, nhận xét: “Tôi nghĩ, chia sẻ của giảng viên với DN mới bắt đầu mô hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, là rất bổ ích. Những vấn đề đầu tư trong sản xuất kinh doanh hiện nay cần phải thay đổi, không như cách làm truyền thống nữa”.
Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng, DN nên tập trung mạnh vào truyền thông, không nên thụ động vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Không thể bán hàng, vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng ngay thì không đồng nghĩa với việc chúng ta không thể hoạt động. Chúng ta phải tận dụng hết thời gian hiện có, tập trung vào truyền thông hàng ngày. Cứ tích cực thả thông tin lên đó, để cho nhiều người biết hơn, mỗi ngày, tập trung ở đâu thì kết quả sẽ đến ở đó”.
Ðổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh
Dựa vào nhu cầu, đáp ứng nhiều hơn trên một sản phẩm hay combo sản phẩm của khách hàng để đổi mới mô hình kinh doanh, từ đó sẽ tìm ra giải pháp, đổi mới sáng tạo.
Chị Trần Thị Xa, Giám đốc HTX Ba khía Ðầm Dơi (ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, tham gia khoá học, cho biết: “Bài giảng giúp mình định hình được hướng đi cho DN. Nhất là trong quá trình thúc đẩy sản phẩm mùa dịch này. Ðã qua, mình cũng như các bạn DN khởi nghiệp khác, do tập trung vào sản phẩm mà quên khâu chăm sóc khách hàng. Qua 3 buổi tiếp thu kiến thức, mình cảm giác và nhận biết được sản phẩm truyền thông của mình đã và đang thích ứng với mùa dịch”.
Chị Xa chia sẻ, trong tình hình dịch bệnh vừa qua, nhất là khi tỉnh thực hiện Chỉ thị 16, mô hình kinh doanh ngưng sản xuất, nhưng ảnh hưởng gần như không đáng kể do có sự đầu tư, dự trữ sản phẩm, chuyển sang bán thêm các mặt hàng tươi sống khác, từ đó thu nhập cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Về đặc sản thế mạnh ba khía, làm sao bảo quản lâu hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, năm nay, chị Xa cho ra sản phẩm ba khía không trộn tắc vào, nên thời gian sử dụng tăng lên 3-6 tháng. Theo đó, thêm sản phẩm riêu ba khía, thịt chắc, dày và thơm hơn. Qua đánh giá của người tiêu dùng, họ rất thích, phản hồi tích cực về sản phẩm này.
Ngoài ra, xuất phát từ cơ cấu ngành nghề, tình hình thực tế của các DN tại Cà Mau, các giảng viên đã xây dựng một chuyên đề đặc biệt nhằm tư vấn, giới thiệu về chuyển đổi số cho DN tỉnh Cà Mau thích ứng trong tình hình mới. Chuyên đề này sẽ tập trung vào các vấn đề bối cảnh kinh tế tỉnh Cà Mau: cơ hội, thách thức, xu hướng trong tương lai; giới thiệu khung chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và phát triển thương mại điện tử.
Theo đó, iPEC đã liên kết với các cố vấn hỗ trợ trực tiếp 1:1 cho 3 DN khởi nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai của tỉnh Cà Mau. Ðây là cơ hội để các DN khởi nghiệp có cơ hội được định hướng, tư vấn xây dựng các chiến lược dài hạn trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường đầy biến đổi.
“Khoá đào tạo diễn ra trong 3 ngày, hơn 70 DN khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia (từ ngày 5-7/10/2021) với các chuyên đề: Sáng tạo, kinh doanh trong môi trường biến đổi; Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh; Quản trị DN để chuyển đổi số thành công”.
Hoàng Diệu
相关文章
随便看看