Hát karaoke bằng loa kéo di động (loa kẹo kéo) là hình thức giải trí ngày càng phổ biến trong đời sống. Nhất là ngày tết,ếtchừngmựcvớiloakodiđộbongdanet.vn nhan dinh không thể thiếu vắng những bài hát xuân, tiếng nhạc xập xình, tuy nhiên việc sử dụng loại hình này cần có chừng mực, tuân thủ các quy định về tiếng ồn để mọi người cùng vui xuân, đón tết an lành.
Ngày tết, việc sử dụng các loa kẹo kéo cần có chừng mực, không nên làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Thời gian qua, rất nhiều trường hợp người dân than phiền vì tình trạng hát karaoke vô tội vạ bất chấp ngày thường, ngày cuối tuần, đám tiệc, nhất là những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề.
Dễ nhận thấy rằng, hiện nay việc sử dụng loa kẹo kéo để hát không chỉ diễn ra ở hộ gia đình mà còn diễn ra ở khu dân cư, trong chợ, quán nhậu,… Chi phí rẻ, muốn lúc nào cũng có là đánh giá của những người sử dụng dịch vụ này. Giờ đây, với mức giá từ 1 triệu đồng hoặc thuê theo giờ là có thể sử dụng thoải mái một chiếc loa kẹo kéo để hát hò.
Mặc dù các phương tiện truyền thông đã rất nhiều lần phản ánh về tình trạng hát karaoke gây phiền hà cho những người xung quanh, dẫn đến biết bao hệ lụy, mâu thuẫn, thậm chí đâm chém nhau chỉ vì tiếng ồn ào quá mức từ những chiếc loa công suất lớn, thế nhưng tình trạng “thích là hát” vẫn không hề giảm.
Theo Công an tỉnh, những năm qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ phạm pháp hình sự bắt nguồn chỉ từ chiếc loa kẹo kéo. Điển hình như vụ “Giết người và cố ý gây thương tích” xảy ra vào tháng 7-2020 tại địa bàn huyện Châu Thành A, vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra vào tháng 8-2020 trên địa bàn huyện Vị Thủy, tất cả các vụ việc trên đều có mâu thuẫn ban đầu xuất phát từ việc mở loa kẹo kéo hát karaoke gây tiếng ồn.
Anh Nguyễn Văn Danh, người dân ở ấp Phước Long, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Trước đây, ở quê không có nhiều điều kiện giải trí nên việc ca hát, văn nghệ để thư giãn có thể thông cảm. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người hát mà bật âm thanh cả xóm nghe, không kể giờ giấc thì không ai chịu đựng nổi”.
Cùng nỗi khổ trên, chị Trần Lan Thy, ở ấp Long An A, thị trấn Cái Tắc, chia sẻ: “Theo tôi hát hò gì cũng được nhưng đừng làm ảnh hưởng người khác, hát nhạc âm thanh vừa phải, khung giờ hợp lý để người khác còn nghỉ ngơi. Chứ giờ tôi thấy nhiều nhà đến tận khuya còn hát loa kẹo kéo, bà con trong sớm than phiền không thể ngủ được, nhất là mấy ngày tết sắp đến chắc còn trầm trọng hơn”.
Được biết, hiện nay việc xử phạt hành chính về tiếng ồn được quy định tại Nghị định 144/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Nghị định này quy định việc gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trước đây là từ 100.000 đến 300.000 đồng).
Theo đại tá Lâm Phước Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh: Hiện nay việc sử dụng loa kẹo kéo thực sự đang là một vấn đề đáng báo động, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, cử tri các địa phương cũng đã phản ánh nhiều lần đến các cơ quan chức năng. Do đó, trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán sắp tới, bên cạnh việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở về vấn đề này, để đảm bảo an ninh trật tự cho bà con vui xuân, đón tết.
Để những ngày tết an lành, vui tươi, nhiều ý nghĩa, mỗi cá nhân đừng vì những phút vui chơi quá đà mà gây nên bao phiền hà, hệ lụy cho người xung quanh và chính bản thân mình, hãy xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh, sử dụng những chiếc loa có âm lượng vừa phải. Nếu ca hát với thời gian lâu thì nên chọn những nơi có hệ thống cách âm tốt để hạn chế thấp nhất sự phiền hà cho những người xung quanh.
Theo quy định tại Nghị định 155/2016, phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA; từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA,… mức phạt cao nhất có thể lên đến 160.000.000 đồng. Về thẩm quyền xử phạt, bao gồm chủ tịch UBND các cấp, công an nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành tài nguyên - môi trường và các lực lượng khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. |
Bài, ảnh: Đ.BẢO