游客发表

【lịch đá bóng real madrid】Chứng khoán tuần: Động lực nào thúc đẩy thị trường?

发帖时间:2025-01-10 01:10:23

ck

Thống kê quá khứ cũng không phải tháng 5 nào thị trường cũng giảm do hiệu ứng “Sell in May”,ứngkhoántuầnĐộnglựcnàothúcđẩythịtrườlịch đá bóng real madrid nhưng diễn biến chung thường là yếu, ít nhất là đà tăng khó hình thành trong nửa đầu tháng. Thị trường có lên có xuống trong ngắn hạn do cung cầu. Khi giá đã tăng tốt trước đó thì cần phải có động lực nào mới hơn, mạnh hơn mới tạo kỳ vọng để nhà đầu tư xuống tiền.

Khi nhìn vào biến động giá thì phần lớn cổ phiếu đã tăng trước khi chính thức bước vào đợt báo cáo kết quả kinh doanh quý I. Lấy ví dụ với 262 cổ phiếu trong rổ VNAllshares sàn HSX (bao gồm VN30, Midcap, Smallcap), tháng 3 có 176 cổ phiếu tăng giá tương đương 67,2% nhưng sang tháng 4 chỉ còn 95 mã tăng giá tương đương 36,3%.

Thậm chí trong tháng 3 và tháng 4, VN-Index tăng trưởng 6% thì chỉ có có 103 cổ phiếu của rổ này (39,3%) là chiến thắng thị trường (tăng nhiều hơn chỉ số). Điều đó có nghĩa là kể cả khi nhà đầu tư nắm giữ 2 tháng liền để “ôm” trọn con sóng kết quả kinh doanh quý 1 thì cơ hội để có lợi nhuận cũng dưới 40%, một mức xác suất không cao vì ngay cả tung đồng xu, xác suất cũng là 50%.

Dĩ nhiên việc chọn đúng cổ phiếu sẽ làm thay đổi đáng kể bức tranh xác suất nói trên. Chẳng hạn nếu nắm giữ hoàn toàn RAL trong 2 tháng vừa qua thì lợi nhuận khoảng 225%, VIC là khoảng 130,7%, NVL khoảng 129%.

Có 21 cổ phiếu trong rổ VNAllshares đạt lợi nhuận trên 50% trong vòng 2 tháng gần nhất; 25 cổ phiếu đem lại lợi nhuận từ 20 - 50%; 13 cổ phiếu trong vùng lợi nhuận từ 10 - 20%.

Thống kê như vậy để thấy tác động của mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 vẫn có, nhưng không đồng đều. Việc chọn cổ phiếu quan trọng hơn thời điểm và đó là đặc điểm thường thấy trong các kỳ kết quả kinh doanh, khi nhà đầu tư thông minh thường gom hàng trước, thậm chí gom trong xu hướng giảm để đặt cược rằng giá sẽ tăng khi tiến gần tới thời điểm công bố thông tin.

Vì vậy nếu thị trường kết thúc tháng 4 và bước vào tháng 5 hoàn toàn trống trải thông tin, xác suất để chiến thắng thị trường còn thấp hơn nữa. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thị trường cũng luôn có các mã đi ngược. Tuy nhiên khi nhìn ở góc độ xác suất của toàn thị trường, những tỷ lệ quá thấp các cổ phiếu đi ngược như vậy không được xem là đại diện cho một xu hướng. Đó là các cuộc chơi đơn lẻ mà yếu tố thúc đẩy không mang tính thị trường, chẳng hạn cổ phiếu có thông tin bí mật, hiện tượng làm giá đầu cơ...

Mùa đại hội cổ đông vẫn còn lẻ tẻ trong tháng 5, nhưng các thông tin chia thưởng, cổ tức hay tăng vốn không còn nhiều hiệu lực. Bằng chứng là những thông tin dạng này trong tuần cuối tháng 4 đã không tạo hiệu ứng nhiều về giá. Tổng hợp các thông tin hỗ trợ đã được phản ánh trước vào xu thế tăng giá từ tháng 3.

Mặt khác, tâm lý thông thường trở nên “trơ” dần với các thông tin hỗ trợ có thể dự đoán được. Để thị trường bứt phá mạnh hơn, cần các thông tin “nặng ký” hơn nữa. Điểm đáng lưu ý nữa là thông thường việc định giá cơ bản dựa trên hệ số EPS trượt 4 quý, tức là khi có lợi nhuận quý I/2021, 4 quý trượt sẽ bắt đầu từ quý 2/2020. Dịch bệnh bắt đầu gây tác động mạnh từ quý 2 năm ngoái, khi việc giãn cách xã hội, giảm các hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu. Lợi nhuận doanh nghiệp giảm khá mạnh trong quý II/2020. Vì vậy thị trường có thể cho rằng mức EPS ít nhất đến quý 2/2021 sẽ suy yếu một chút. Suy luận này sẽ dẫn tới việc chiết khấu một phần vào giá cổ phiếu.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/4

Giá đóng cửa ngày 23/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/4

Giá đóng cửa ngày 23/4

Mức tăng (%)

TMT

8.91

11

-19

TSC

10.7

8.5

25.88

ROS

6.44

7.7

-16.36

NVL

131.4

107

22.8

TGG

3.75

4.4

-14.77

PSH

24.4

19.9

22.61

SAV

31.2

35.5

-12.11

MHC

12.15

10.3

17.96

ABS

65

73.9

-12.04

VPS

16.4

14.2

15.49

HQC

3.88

4.38

-11.42

VPB

58.5

51

14.71

FLC

11.05

12.4

-10.89

CRE

39.55

34.7

13.98

AMD

7

7.8

-10.26

VNL

19.7

17.5

12.57

HAI

5.2

5.79

-10.19

TTF

7.65

6.87

11.35

TIP

42

46.6

-9.87

LCM

2.88

2.59

11.2

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/4

Giá đóng cửa ngày 23/4

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/4

Giá đóng cửa ngày 23/4

Mức tăng (%)

VE3

7.6

9.4

-19.15

VIE

10.5

7.3

43.84

GDW

32

39.4

-18.78

THS

15.2

10.6

43.4

DZM

5.3

6.5

-18.46

VTS

10.5

8.1

29.63

KLF

5.5

6.7

-17.91

QHD

44

35

25.71

ART

8.3

10.1

-17.82

TST

10.7

9

18.89

VE1

5

5.8

-13.79

KDM

10.4

9

15.56

DAE

21

24.1

-12.86

ACM

3.8

3.3

15.15

ADC

24.1

27.6

-12.68

SDG

40

35

14.29

MHL

4.4

5

-12

SDC

9.5

8.4

13.1

SVN

4.5

5.1

-11.76

CET

7.1

6.3

12.7

Thanh khoản thị trường trong tháng 4 cũng phù hợp với diễn biến kỳ vọng kết quả kinh doanh quý I/2021. Trung tuần tháng 4 thanh khoản gia tăng mạnh lên khoảng 22 ngàn tỷ đồng khớp lệnh mỗi ngày trên hai sàn, nhưng 2 tuần cuối tháng đã giảm dần. Đặc biệt tuần cuối tháng 4 mức khớp trung bình chỉ còn 17,4 ngàn tỷ đồng/ngày và không có phiên nào đạt mốc 20 ngàn tỷ, phiên thấp nhất chỉ hơn 14,7 ngàn tỷ đồng.

Dòng tiền vào thị trường suy giảm không phải do tiền cạn kiệt vì tổng mức mua vào đúng bằng tổng mức tiền chốt lời rút ra. Dòng tiền vận động hàng ngày giảm là do nhà đầu tư giảm cường độ giao dịch, giữ tiền trong tài khoản hoặc rút ra làm việc khác. Việc điều chuyển dòng tiền là thường xuyên đối với các nhà đầu tư ngắn hạn khi nhận thấy cơ hội không còn dồi dào và dễ dàng như trước.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

19.4.2021

20,976.8

970.1

1,731.4

20.4.2021

23,999.1

1,507.2

2,110.6

22.4.2021

21,878.8

1,785.8

1,862.4

23.4.2021

20,320.9

1,972.4

1,586.9

26.4.2021

19,168.6

1,334.8

1,621.6

27.4.2021

14,739.3

1,307.7

1,012.4

28.4.2021

15,951.9

1,568.0

1,174.6

29.4.2021

19,801.6

1,447.0

1,823.5

Trọng Nghĩa

    热门排行

    友情链接