Mỹ rút khỏi Hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở với Nga và một số quốc gia liên quan đã dấy lên quan ngại sẽ xảy ra cuộc đua vũ trang mới. Máy bay chiến đấu của Nga tại căn cứ không quân Hemeimeem ở Syria. Ảnh minh họa: AP Hiệp ước Bầu trời Mở (Open Skies) được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002,ỹchnhthứcrtkhỏiHiệpướcBầutrờiMởđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia wales gặp đội tuyển bóng đá quốc gia armenia cho phép 35 quốc gia tham gia ký kết, trong đó có Nga và Mỹ, được thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau để thu thập dữ liệu về lực lượng quân sự. Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận. Cụ thể, Mỹ cáo buộc Nga đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận trong nhiều năm khi cấm các chuyến bay qua lãnh thổ của Nga, bao gồm thành phố Kaliningrad, nơi bị nghi ngờ có lưu trữ vũ khí hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng: “Trong khi Mỹ và các quốc gia thành viên của hiệp ước đã tuân thủ và làm theo những cam kết cùng nghĩa vụ của mình, Nga đã vi phạm các điều khoản theo nhiều cách khác nhau và trong nhiều năm”. Từ những bất đồng trên, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố, kể từ ngày 22-11-2020 Mỹ không còn là một bên tham gia ký kết Open Skies, trước 6 tháng theo quy định trong Khoản 2 Điều 15. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Cale Brown cho biết: “Sau 6 tháng kể từ thời điểm thông báo, Mỹ không còn là quốc gia thành viên của Open Skies”. Điều này đồng nghĩa với việc cùng thời gian này, Mỹ sẽ không thể đưa các máy bay do thám không vũ trang đến không phận của Nga hay của các nước thành viên khác trong hiệp ước quốc phòng này. Tuy nhiên, theo hãng tin RT, nhiều người lo ngại rằng, Mỹ vẫn sẽ có được các thông tin về quân đội Nga từ các đồng minh châu Âu thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) còn tham gia Open Skies, trong khi cấm các chuyến bay do thám của Nga tới những cơ sở quân sự của Mỹ. Phản ứng trước quyết định trên của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga gọi động thái trên là “không thể chấp nhận được” và tuyên bố: “Matxcơva sẽ tìm kiếm sự đảm bảo rằng, các quốc gia thành viên còn lại sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ”. Đồng thời Nga cũng khẳng định: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng sẽ không có rào cản nào ngăn chặn việc giám sát không phận của nhau. Chúng tôi cũng yêu cầu các nước không cung cấp những bức ảnh từ các chuyến bay do thám cho nước thứ ba không phải là thành viên của hiệp ước”. Ông Konstantin Gavrilov, Trưởng đoàn đàm phán Nga về các vấn đề an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí, cho biết sau khi Washington rút khỏi hiệp ước, một số nhiệm vụ thiết thực sẽ nằm trong chương trình nghị sự, trong đó có công tác phân bổ các chi phí tài chính liên quan đến hoạt động của Ủy ban Tham vấn Bầu trời Mở (OSCC), bổ nhiệm 2 chủ tịch của các nhóm chuyên viên không chính thức thay thế các đại diện của Mỹ và xác định địa vị của Washington. Ông Gavrilov hy vọng rằng hợp tác toàn diện giữa các quốc gia thành viên trong tất cả các vấn đề thuộc chương trình nghị sự của OSCC sẽ tiếp tục được thực hiện không gián đoạn. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định nước này chắc chắn sẽ tiếp tục thực thi Open Skies trong đó có việc mua sắm máy bay giám sát mới Airbus A319. Ông Maas nêu rõ: “Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về việc Mỹ đã ra quyết định và hiện thực hóa việc rút khỏi Open Skies. Đồng thời khẳng định Open Skies là một cấu thành quan trọng của cấu trúc kiểm soát vũ khí vốn góp phần vào việc xây dựng niềm tin lẫn nhau và qua đó đảm bảo an ninh tốt hơn ở Bắc Bán cầu từ Vladivostok đến Vancouver”. Đồng quan điểm trên, Trung Quốc cho rằng động thái rút khỏi Open Skies của Mỹ làm xói mòn lòng tin quốc phòng và không có lợi cho việc duy trì an ninh và sự ổn định tại các khu vực liên quan, ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực kiểm soát vũ khí. Thực tế, việc Mỹ rút khỏi Open Skies tạo tiền đề xấu trong kiểm soát vũ khí giữa các quốc gia thành viên. Điều này dễ dẫn đến cuộc đua vũ trang ngầm giữa các quốc gia.
HN tổng hợp |