Dịch Covid-19 khiến ngành logistic thiệt hại nghiêm trọng Theệplogisticcầncóquytắcquytrìnhbàibảntheoquychuẩnquốctếtruc tiêp bóng đáo các chuyên gia, dịch Covid-19 bùng phát thời gian qua bước đầu gây đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cùng lúc ảnh hưởng tới cán cân ngành xuất nhập khẩu. Minh chứng là 19 tỉnh thành phố phía Nam chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, và các chỉ thị chống dịch thời gian vừa qua đã khiến nhiều doanh nghiệp tại đây phải tạm ngừng sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với không chỉ chuỗi cung ứng trong nước mà còn cả quốc tế. Giãn cách xã hội khiến giá cước vận tải tăng từ 3 đến 5 lần, thời gian vận chuyển hàng hóa tăng gấp đôi… Trong khi đó, tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, một bộ phận nhân sự phải làm việc tại nhà trên các nền tảng công nghệ lạc hậu, rất khó để có thể đảm bảo năng suất làm việc. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nói: "Tình trạng giãn cách thời gian vừa qua rất có thể các doanh nghiệp vận tải ở phía Nam mà có số lượng xe lớn thì thiệt hại lớn hơn. Chúng ta mong muốn có được những đội xe lớn, thậm chí đội bay, đội tàu container để làm điểm tựa cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiến nhanh và tiến xa". Nêu thực trạng tắc nghẽn trong chuỗi logistics tại Việt Nam mà thể hiện rõ nhất ở đợt bùng phát Covid-19 lần thứ tư kéo dài 5 tháng qua, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang cho hay, trong đợt dịch vừa qua, sự "ngăn sông cấm chợ" đã khiến cho 1kg rau tại Bình phước có giá 8 nghìn đồng, trong khi vẫn 1 kg rau đó tại TP.HCM người dân có thể phải mua tới 70-80 nghìn đồng. "Đó là sự lãng phí vô cùng lớn. Vấn đề ở đây là do cách điều hành, người dân thiệt hại, doanh nghiệp cũng thiệt hại, người tiêu dùng cũng thiệt hại. Điều này dẫn đến khủng hoảng về tinh thần, người dân khủng hoảng, doanh nghiệp mệt mỏi", bà Thực nói. Với thị trường quốc tế, vấn đề cảng biển và chi phí logistics tác động rất lớn đến giá nông sản xuất khẩu. Đồng thời, việc thiếu hụt container lạnh cũng là nguyên nhân tác động đến giá nông sản, nhất là trong thời kỳ cao điểm phục vụ cho hàng Tết vào khoảng 2 đến 3 tháng nữa. Có thể nói, logistics trong giai đoạn vừa qua bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực cả ở nội địa và quốc tế. Còn theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, không chỉ chuỗi cung ứng hoạt động kém hiệu quả mà chính các doanh nghiệp logistics cũng chịu ảnh hưởng lớn. Cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để khôi phục, phát triển logistic sau những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Ảnh minh họa |