Năm 1811,soi kèo cúp c1 đêm nay San Martin từ chức trong quân đội và trở về cố quốc giúp nhân dân đấu tranh giành độc lập cho Argentina. Từ năm 1813-1814, San Martin cho lập nhiều căn cứ quân sự để huấn luyện quân đội ở miền Tây Argentina. Sau đó, dưới quyền chỉ huy của ông, quân đội Argentina tổ chức tấn công quân Tây Ban Nha và thu nhiều thắng lợi lớn. Đến ngày 9-7-1816, Argentina tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, trên đất Nam Mỹ, quân đội Tây Ban Nha còn khá mạnh nên nền độc lập của Argentina hết sức mỏng manh. Do vậy, San Martin đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng cho vùng đất Nam Mỹ để bảo vệ vững chắc nền độc lập lâu dài cho Argentina.
Đầu năm 1817, San Martin chỉ huy đội quân 10.000 người cùng 21 khẩu đại bác vượt dãy núi Andes hùng vĩ tiến thẳng vào Chilê. Giữa tháng 2-1817, quân của San Martin bắt đầu tấn công quân Tây Ban Nha và chỉ ba ngày sau, ông đã chiếm được thủ đô của Chilê. Năm 1818, San Martin lại đưa quân đánh vào Pêru và giải phóng vùng đất này vào đầu tháng 4 cùng năm. Khi hai quốc gia ở Nam Mỹ này giành được độc lập, thành lập chính quyền và mời San Martin tham gia lãnh đạo đất nước nhưng ông từ chối để dành công sức xây dựng quân đội Argentina, phòng ngừa sự tấn công trở lại của người Tây Ban Nha. Được sự giúp sức của các thủy thủ Anh, San Martin đã lập ra lực lượng hải quân Chilê. Sau đó, ông sử dụng lực lượng này tấn công vào các hạm đội Tây Ban Nha đang hoạt động trên vùng biển các nước Chilê, Pêru. San Martin liên minh với nhà cách mạng Simon Bolivar tiến hành các cuộc hành quân giải phóng nước Colombia, Ecuador. Sau khi giải phóng được các quốc gia này thoát khỏi ách thống trị của người Tây Ban Nha, San Martin giao lại binh quyền cho Simon Bolivar còn mình rút quân về Argentina. Đến năm 1829, ông sang sinh sống tại nước Pháp. Ông mất vào cuối tháng 8-1850, tại Pháp thọ 72 tuổi.
Lịch sử quân sự thế giới đánh giá tài năng của ông rất cao khi San Martin vận dụng các yếu tố bất lợi của địa hình để tấn công bất ngờ vào quân địch. Các trận đánh do ông chỉ huy đều là những trận chiến mang tính bước ngoặt, quyết định cục diện chiến tranh nhưng quân của San Martin lại có tỷ lệ thương vong rất thấp so với đối phương. Việc ông đưa 10.000 quân vượt dãy núi Andes được xem là kỳ tích đối với giới lãnh đạo quân sự. Bởi từ xưa đến nay, chưa có ai dám đặt chân đến dãy núi này, đừng nói là đưa cả một đạo quân. Lịch sử ghi nhận San Martin là một quân nhân chuyên nghiệp, không có dã tâm về chính trị, việc điều binh khiển tướng hết sức công tâm, vô tư vì mục tiêu là giành độc lập cho các quốc gia thuộc địa ở Nam Mỹ, trong đó có Argentina.
Từ những yếu tố nêu trên đã giúp San Martin trở thành nhân vật độc nhất vô nhị trong danh sách 100 vị lãnh đạo quân sự có tầm ảnh hưởng đến lịch sử loài người. Mặc dù nhân dân Nam Mỹ xem Simon Bolivar là nhà giải phóng nhưng San Martin lại được tôn vinh là người Nam Mỹ vĩ đại nhất, đáng kính nhất.
Tấn Phong