【bảng xếp hạng giải serie b brazil】Vượt qua những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu lương thực, thực phẩm

Vượt qua những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu lương thực, thực phẩm
Bà Nguyễn Thị Chân, Trưởng phòng Thực phẩm, Công ty TÜV SÜD Việt Nam chia sẻ với doanh nghiệp tại hội thảo

Ngày 23/6/2023, tại Hội thảo “Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) tổ chức, các diễn giả chia sẻ và đưa ra lưu ý doanh nghiệp về rào cản thương mại đối với xuất khẩu ngành hàng quan trọng này.

Theo Ban tổ chức, ngành chế biến lương thực thực phẩm Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, thể hiện tầm quan trọng của ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam.

Riêng với Thành phố Hồ Chí Minh, ngành lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của Thành phố, chiếm 14 - 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp từ 14 - 15% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp hoạt động trong ngành lương thực, thực phẩm không chỉ bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Với lợi thế phát triển nông nghiệp, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm, đặc biệt một số ngành như thủy sản đã đóng góp 11 tỷ USD năm 2022. Có thể nói, với lợi thế về nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào, ngành lương thực thực phẩm còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển, gia tăng xuất khẩu.

“Những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hiện đang rất ưu tiên các nguồn đạm thực vật thay thế cho nguồn đạm từ động vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Đây rõ ràng là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam nắm bắt và phát triển”- đại diện ITPC nhấn mạnh.

Để ngành chế biến lương thực thực phẩm thành phố tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò là một ngành sản xuất chủ lực, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030. Đây được xem là một trong những chương trình đột phá để thành phố tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực đầu tư phát triển.

Các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ điều hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc… ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm lượng thực, thực phẩm bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng trong các khâu sản xuất để đáp ứng yêu cầu, vượt qua các rào cản kỹ thuật.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Chân, Trưởng phòng Thực phẩm, Công ty TÜV SÜD Việt Nam đã chia sẻ cho các doanh nghiệp về xu hướng tiêu dùng và tình hình xuất khẩu lương thực, thực phẩm của Việt Nam, cũng như cập nhật các quy định nhập khẩu và yêu cầu kỹ thuật, rào cản kỹ thuật trong thương mại của các thị trường lớn.

Chia sẻ về các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nông sản thực phẩm xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Chân lưu ý doanh nghiệp rào cản về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật; tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng; mức dư lượng cho phép thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; yêu cầu ghi nhãn, đóng gói, truy xuất nguồn gốc…

Ông Trương Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc BrainGroup chia sẻ về giải pháp nâng cao hoạt động, gia tăng XK hàng hóa của doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm.

Qua những nội dung được chia sẻ, ban tổ chức mong muốn hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm cập nhật thông tin mới nhất về thị trường tiềm năng, xu hướng tiêu dùng, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng trong sản xuất lương thực thực phẩm; thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó hướng tới mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm của Việt Nam.

Cúp C1
上一篇:Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
下一篇:Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất