【link xem mu hôm nay】TS Alan Phan bình luận về người giàu và người nghèo
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:57:45 评论数:
Phần lớn những người nghèo thường dùng một biện giải là chúng tôi có đói khổ,ìnhluậnvềngườigiàuvàngườinghèlink xem mu hôm nay thiếu kém nhưng chắc chắn là dân nghèo thường có “đạo đức và hạnh phúc” hơn các người giàu. Nguyên lý này có thể đúng dù rằng rất khó định lượng và các chuẩn giá trị để kiểm nhận lại là một vấn đề lớn khác.
Tuy nhiên, nó cũng đã giúp cho rất nhiều chính quyền xây và giữ quyền lực trên lý thuyết mơ hồ này. Một lợi điểm khác là số lượng người nghèo thường đông hơn người giàu và lòng ghen tị là một động lực hàng đầu cho nhiều cuộc cải tổ biến động.
TS Alan Phan
Nghe qua thì nguyên lý cũng khá hợp lý. Phần lớn người nghèo phải tất bật từ sáng sớm đến tối mịt để mưu sinh cho gia đình. Họ không có phương tiện hay thì giờ rảnh rỗi để phát huy những thói hư tật xấu gọi là tứ đổ tường như người giàu. Vì có ít thì giờ trong ngày nên họ chăm sóc gia đình chu đáo hơn vì đây có lẽ là tài sản lớn lao nhất của họ.
Trên khía cạnh hạnh phúc, vì ít học và cũng không nhiều tham vọng, người nghèo bằng lòng với cuộc sống, an phận với hàng xóm bạn bè và chỉ cần vài lon bia cùng một show vớ vẩn trên TV, họ cũng thoả mãn về một đêm thú vị.
Cùng nhãn quan này, những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thường là các nước nghèo mạt rệp từ Á sang Phi Châu. Các tổ chức xếp hạng lại nằm ở những nước giàu, dùng các tiêu chí của những anh chị thừa cơm rỉnh mỡ. Ngoài ra, các chính trị gia thưởng tuyên dương rầm rộ cho những xếp hạng này để khoe thành tích vĩ đại (về nghèo kém) và để dân quên đi những thực tế khó nuốt.
Đây là bức tranh khá trung thực vẫn tìm thấy ở các xóm nghèo đông đúc tại Mỹ hay các quốc gia phát triển. Ở những nước nghèo, nhất là Việt nam thì hoàn cảnh khác nhiều do tỷ lệ thất nghiệp, sự ỷ lại vào tiền “xin-cho”, nợ nần phức tạp, tính ham ăn nhậu, tật sĩ diện hảo….
Một khảo sát do Đại Học Polytechnic ở Hong Kong hoàn tất khoảng 10 năm trước, xác nhận nhiều điều nói trên. Họ phỏng vấn hơn 2,000 người giúp việc Phi Luật Tân ở Hong Kong và khoảng 300 người chủ của các chị osin này. Tôi còn nhớ vài kết luận sau đây:
- Gần như 99% người được khảo hạch đều đồng ý là theo tiêu chuẩn đặt ra bởi các nghiên cứu viên về chất lượng và tinh thần an sinh trong cuộc sống thì hơn 92% người giúp việc Phi “hạnh phúc” hơn các ông bà chủ.
- Tuy nhiên, khi hỏi nếu được hoán đổi vị trí xã hội để trở thành người chủ họ đang làm việc cho, thì 100% các chị giúp việc đồng ý làm liền. Dù họ biết rất rõ là người chủ họ hàng ngày phải đối phó với bao nhiêu là vấn nạn: áp lực công việc, nhu cầu tiền bạc, thời giờ cho mình và gia đình, ganh đua trong xã hội….
- Ngược lại, khi hỏi họ có muốn hoán đổi vị trí với các osin, thì 100% các ông bà chủ dứt khoát là không, dù họ vừa công nhận là những bạn giúp việc “hạnh phúc” hơn họ nhiều.
Nhà bình luận trong bài viết cho rằng, giữa hạnh phúc và thu nhập, ngay cả tại những quốc gia giàu và công bằng nhất, cán cân lựa chọn của người dân thường nghiêng về thu nhập.
Dù không khoa học khi chỉ trưng ra một khảo sát, nhưng chúng ta có thể suy luận là mặc dù ai cũng nói phải đi tìm hạnh phúc cho đời sống, phần lớn có thể vẫn quan tâm đến những mục tiêu khác hơn. Cái bản ngã quá lớn của nhiều người xua đẩy họ chạy vào những con đường tắt, không những đầy cạm bẫy và thủ đoạn, mà còn tha hoá con người trong tham ô, trì trệ, mất nhân tính và đạp tranh nhau từng mẩu bánh mì vụn.
Tệ hại hơn cả là ở Việt Nam, một thành phần rất lớn những người nghèo, dù không phương tiện hay quyền lực, đang bầy đàn và học đòi theo những lớp người trên đỉnh giàu sang. Ăn nhậu, cờ bạc, trai gái, khoe mẽ, bạo lực, vô cảm, hôi của…đang có mặt tại các vùng quê, vùng xa, vùng sâu…nghèo đói nhất.
TS Alan Phan