【lazio vs inter milan】Những tình nguyện viên sơ cấp cứu tại chỗ
Không công tác tại các trung tâm y tế hay bệnh viện,ữngtnhnguyệnvinsơcấpcứutạichỗlazio vs inter milan nhưng với những kỹ năng sơ cấp cứu, kiến thức xử lý tình huống tai nạn đã được tập huấn, những tình nguyện viên sơ cấp cứu của hội chữ thập đỏ các địa phương, luôn nỗ lực hết mình để giành lấy sự sống cho những người bị tai nạn.
Khi được sơ cứu kịp thời sẽ giúp nạn nhân vượt qua nguy hiểm.
Đến các điểm sơ, cấp cứu được đặt ở các ấp, xã, phường… trên địa bàn tỉnh, sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các tình nguyện viên trong những chiếc áo đỏ đã sờn vai, cùng chiếc túi đựng vật dụng y tế lúc nào cũng được trang bị đủ các loại băng, gạc, nẹp, thuốc sát trùng… Hơn 17 năm gắn bó với công tác chữ thập đỏ của địa phương, cũng là từng ấy thời gian ông Nguyễn Văn Mót, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, gắn bó với công việc sơ cấp cứu tại chỗ cho người dân trên địa bàn khi xảy ra tai nạn. Ông Mót chia sẻ: “Ngoài sơ cấp cứu cho các trường hợp bị tai nạn giao thông, chúng tôi còn sơ cấp cứu cho những trường hợp bị đuối nước, bị tai nạn gãy tay, gãy chân nữa. Với các kiến thức được tập huấn và các vật dụng y tế được trang bị, khi có trường hợp tai nạn xảy ra chúng tôi có thể giúp nạn nhân cầm máu, sơ cứu ban đầu nhanh chóng rồi mới đưa họ đến các cơ sở y tế. Tôi và các anh em trong đội làm công việc này bằng tấm lòng với mong muốn giúp đỡ mọi người, giúp họ vượt qua nguy kịch là chúng tôi vui rồi”.
Ở mỗi đội sơ cấp cứu tại các địa phương thường có khoảng 6 người, theo đó mỗi ngày, các thành viên sẽ chia nhau ra để trực xử lý các tình huống tai nạn xảy ra trên địa bàn. Xuất phát từ mong muốn được sẻ chia, giúp đỡ để những người không may bị tai nạn giành lấy sự sống, nhưng không phải lúc nào tấm lòng của các tình nguyện viên cũng được mọi người đón nhận. Anh Mai Văn Được, tình nguyện viên ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tâm sự: “Do địa bàn gần quốc lộ, nên tình hình tai nạn giao thông rất phức tạp, cũng vì vậy đội tình nguyện viên sơ, cấp cứu chúng tôi lúc nào cũng phải túc trực ở địa bàn để kịp thời giúp đỡ nạn nhân khi có trường hợp tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều người khi bị tai nạn, chúng tôi đến giúp họ sơ cứu ban đầu, nhưng họ cũng không tin tưởng lắm, nên có khi không chịu cho mình sơ cứu gì cả. Với những trường hợp này, chúng tôi cũng phải ra sức thuyết phục họ, vì khi bị tai nạn nếu được sơ cứu ngay, sẽ giúp nạn nhân có thể tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra”.
Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn của 8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập được các đội sơ, cấp cứu tình nguyện. Điểm chung ở những thành viên của các đội tình nguyện này là nhiệt tình, không sợ nguy hiểm và tâm huyết với công việc cứu người. Ông Trần Quốc Việt, tình nguyện viên ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Tai nạn là điều không ai mong muốn, nhưng khi hoạn nạn có ai đó giúp đỡ, động viên sẽ giúp nạn nhân giảm được đau đớn và thấy hy vọng hơn. Theo tôi, việc thành lập các đội tình nguyện viên sơ, cấp cứu hội chữ thập đỏ ở các địa phương, đã phần nào sẻ chia kịp thời và góp phần giảm bớt thương vong, đau đớn cho những người bị nạn, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do không được cấp cứu kịp thời”.
Bất cứ khi nào có tai nạn xảy ra trên các địa bàn phụ trách, các thành viên đều nhanh chóng có mặt, sơ cứu ban đầu, bảo vệ tài sản và cùng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nhờ sự nhanh chóng, kịp thời và có trách nhiệm, hoạt động của các đội tình nguyện viên sơ, cấp cứu đã giúp giảm thương vong đáng kể đối với những vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn.
Bài, ảnh: AN NHIÊN