Tham gia dự họp tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTW Đảng,ủtướngchỉđạocácgiảipháptoàndiệnhiệuquảkịpthờiđểchuyểnsangtrạngtháimớkeo chap bong da Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Thừa Thiên Huế chống dịch hiệu quả
Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả bước đầu, những bài học kinh nghiệm, những bước ngoặt quyết định trong phòng chống dịch, thảo luận thêm những giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được đánh giá chống dịch hiệu quả. Ngay sau khi Việt Nam ghi nhận ca bệnh đầu tiên, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh, bàn hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn công tác chống dịch. Chỉ đạo kích hoạt 23 Đội phản ứng nhanh thực hiện khai báo y tế, truy vết, cách ly, xét nghiệm theo quy định.
Đồng thời, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các địa phương kích hoạt các các Tổ phòng, chống dịch cộng đồng tăng cường kiểm soát công dân địa phương khác, đặc biệt là công dân các địa phương có dịch đến địa bàn để rà soát, phòng dịch. Triển khai hoạt động 16 chốt kiểm tra y tế liên ngành cấp tỉnh/huyện/xã để kiểm soát các phương tiện và công dân đến/đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh thường xuyên tổ chức họp thường trực Ban chỉ đạo và giao ban trực tuyến. Yêu cầu các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng kịch bản khi có F0 với phương châm "Chính quyền chỉ đạo, Công an truy vết, quân đội cách ly, y tế dịch tễ" và thực hiện "truy vết thần tốc, xét nghiệm nhanh nhất, khoanh vùng kịp thời, dập dịch sớm nhất".
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch thứ 4, nhiều biện pháp chuyên môn chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được áp dụng trên thực tiễn để đáp ứng với diễn biến mới của dịch bệnh, nhất là đối với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta. Việc kết hợp đồng bộ, hiệu quả các biện pháp trong điều trị người bệnh đã góp phần giảm tử vong, tránh được cuộc khủng hoảng y tế xã hội như đã diễn ra ở một số quốc gia khác trên thế giới. Tác động phối hợp của giãn cách xã hội, xét nghiệm rộng, điều trị sớm, bao phủ vaccine, bảo đảm an sinh đã đem lại kết quả tích cực.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định: Với kinh nghiệm bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế ngày một nâng lên; chiến lược vaccine đã phát huy hiệu quả, chúng ta có thể chủ động hơn trong việc chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch. Mặc dù xuất phát điểm chậm, song tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vaccine của Việt Nam gia tăng nhanh chóng, nhanh hơn một số nước trong khu vực và mức trung bình của thế giới do đã tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam...
Nhất quán, thông suốt từ Trung ương xuống địa phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị . Ảnh: Nhật Bắc
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng khẳng định chúng ta đã kiểm soát được tình hình và từng bước chuyển sang trạng thái mới. Đợt dịch gây hậu quả rất nghiêm trọng cả về KT-XH, đời sống và sức khỏe nhân dân, vì vậy, các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp tới đây phải rất toàn diện, hiệu quả và kịp thời, vừa có nhiệm vụ y tế, vừa có nhiệm vụ KT-XH, vừa khắc phục những hậu quả của đại dịch, phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển KT-XH thành công.
Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các địa phương đã kế thừa các nguyên tắc, biện pháp được áp dụng trong các đợt dịch trước; đúc kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, bổ sung và hình thành công thức trong phòng, chống dịch: 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân và các biện pháp khác. Các trụ cột là giãn cách, cách ly hẹp nhất, nhanh nhất, chặt nhất có thể, có mục tiêu và lộ trình rõ ràng; xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm an toàn, khoa học, hợp lý và hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; điều trị từ xa, từ sớm, từ ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong.
Thủ tướng yêu cầu, phải làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình dịch bệnh, diễn biến của các chủng virus mới. Khẩn trương xây dựng chương trình tổng thể về phòng chống dịch, có kịch bản, phương án, chuẩn bị nguồn lực con người, cơ sở vật chất, cách vận hành, tổ chức diễn tập chủ động…, đồng thời khẩn trương hoàn thành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với đó, làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, không để sót lọt người cần hỗ trợ; nhanh chóng khôi phục chuỗi cung ứng lao động. Giữ vững ổn định chính trị xã hội, an toàn trật tự xã hội. Khẩn trương có giải pháp mở cửa trường học cho các cháu. Triển khai một số giải pháp cả trước mắt và lâu dài để chăm sóc các cháu mồ côi do dịch bệnh.
Bộ Y tế hướng dẫn an toàn, khoa học, hiệu quả, kịp thời để các địa phương tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến dịch tiêm chủng vaccine; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vaccine; chủ động chuẩn bị vaccine cho năm 2022; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước.
Thủ tướng lưu ý, điều trị vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng khi mở cửa trở lại nền kinh tế, do người đã tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm bệnh dù giảm nguy cơ tăng nặng và tử vong. Do đó, để kiểm soát rủi ro, kiểm soát tử vong, Bộ Y tế, các bộ, ngành và địa phương phải chuẩn bị cơ sở, năng lực điều trị theo hướng vừa tập trung để điều trị các ca bệnh nặng, vừa phân cấp, phân tán để người bệnh tiếp cận y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở.
Trong triển khai thực hiện Nghị quyết 128, phải nhất quán, thông suốt từ Trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; địa phương tuyệt đối không được ban hành các quy định trái với chỉ đạo của cấp trên; nếu thực hiện cao hơn, sớm hơn, phải báo cáo cấp trên - Thủ tướng nêu nguyên tắc.
Thủ tướng nêu rõ, tình hình thay đổi thì việc tổ chức thực hiện cũng phải thay đổi; sắp tới, các cơ quan sẽ nghiên cứu, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền để tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia theo hướng vừa chỉ đạo nhiệm vụ phòng chống dịch, vừa chỉ đạo nhiệm vụ phục hồi và phát triển KT-XH.
Tin, ảnh: Thái Bình