88Point88Point

【trận đấu bilbao】Đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng ĐBSCL: Cà Mau chưa nằm trong chuỗi phát triển của vùng

Báo Cà MauVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp nghe Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (SISP) báo cáo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án có những nét mới nổi trội nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế cần phải được bổ sung và sửa chữa.

Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp nghe Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (SISP) báo cáo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án có những nét mới nổi trội nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế cần phải được bổ sung và sửa chữa.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của đồ án gồm các tỉnh Bắc sông Hậu: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và các tỉnh Nam sông Hậu: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang. Vùng có diện tích tự nhiên trên 40.604 km2, đường biên giới trên bộ giáp Campuchia 330 km, đường bờ biển 700 km, vùng biển thuộc chủ quyền 360.000 km2, quy mô dân số 17,5 triệu (2014).

Kịch bản phát triển vùng ĐBSCL đưa ra những đề xuất có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế gắn với đặc thù và nguồn lực mỗi địa phương trong vùng: các ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế biển được chuyên biệt hoá theo các tiểu vùng. Vùng ĐBSCL có thể làm giàu chính bằng một nền công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo hướng công nghiệp hoá, thương mại hoá, nâng cao chất lượng đời sống đô thị và nông thôn...

Tầm nhìn cho vùng ĐBSCL đến năm 2050 làm nổi bật, tạo ra các đặc trưng khác nhau và tăng cường 6 vùng sinh thái nông nghiệp với các chiến lược hướng tới tầm nhìn: phát triển vùng ĐBSCL vừa trở thành vùng sinh thái vừa là vùng sản xuất với yêu cầu cân bằng phát triển kinh tế và bảo vệ sinh thái; phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng kinh tế xuất khẩu mạnh mẽ; phát triển không gian thích ứng với nước biển dâng; tái hợp nhất với các biến động đa dạng của thiên nhiên; giao thông thuỷ và bộ là yếu tố đan kết ngang dọc của mạng lưới giao thông vùng.

Việc điều chỉnh quy hoạch này nhằm phát huy và nâng cao vai trò vị thế của vùng ĐBSCL trong vùng quốc gia và quốc tế; kết nối với các chiến lược phát triển mới của quốc gia; tích hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, các quy hoạch chuyên ngành và kết nối các dự án phát triển vùng ĐBSCL và các tỉnh, thành trong vùng, đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu...

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau Huỳnh Văn Minh, cho biết, theo tinh thần Công văn số 6561/UBND-XD ngày 24/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh, sở tổng hợp được 7 ý kiến đóng góp của 6 sở, ngành trong tỉnh về các vấn đề như: Số liệu cập nhật còn sơ sài và chưa chính xác (năm 2013); đơn vị chưa đưa đường hành lang ven biển phía Nam vào Đồ án khiến cho Cà Mau như nằm ngoài quy hoạch vùng; cần bổ sung thêm một số căn cứ pháp lý về Luật Đất đai, Luật Bảo vệ TN&MT, kịch bản biến đổi khí hậu vào đồ án. Đồ án chưa căn cứ vào các quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khiến khó khăn trong thực hiện quy hoạch tại các địa phương (cụ thể như trong vùng nhưng quy hoạch đến 2 cảng biển nước sâu và 2 sân bay quốc tế là không phù hợp).

Giám đốc Sở KH&ĐT Cà Mau Mai Hữu Chinh nhận định: “Tầm nhìn của đồ án còn khá hạn chế và chiến lược hướng tới tương lai còn chưa cụ thể. Đồ án nói nhiều đến xuất khẩu mà ít nói về nhập khẩu, về tiêu thụ nội địa cũng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt đối với các hiệp định thương mại sắp được thực thi. Ngoài ra, trong vùng mà quy hoạch đến 2 cảng biển nước sâu là chưa khả thi (tại Cà Mau và Bạc Liêu), đồ án còn đề cập đến việc xây dựng 2 sân bay quốc tế là Bạc Liêu và Cần Thơ cũng không phù hợp”.

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Tiêu Minh Tiên bức xúc: “Đồ án chưa có sự gắn kết du lịch với các tỉnh, vùng trọng điểm trong khu vực ĐBSCL. Điểm du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khu vực và cả nước nhưng vẫn chưa được đơn vị tư vấn quan tâm đưa vào. Chúng tôi có cảm giác như nét vẽ cho vùng ĐBSCL mà đơn vị tư vấn đã vẽ trong đồ án mới chỉ vẽ đến TP Cà Mau chứ chưa đi hết tận Mũi Cà Mau - mũi đất thiêng liêng và có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực ĐBSCL”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đánh giá cao những ý tưởng đề xuất trong đồ án, đồng thời, đề nghị SISP tiếp tục nghiên cứu những đặc trưng, tiềm năng, lợi thế của đảo Hòn Khoai cũng như đặc trưng của vùng Đất Mũi đối với việc phát triển chung của cả nước và khu vực Đông Nam Á, để có đề xuất quy hoạch vùng của Cà Mau gắn với quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL. Cần gắn các nội dung quy hoạch vùng ĐBSCL với Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương; đặc biệt cần đề xuất giải pháp cụ thể gắn việc đầu tư hạ tầng hạn chế tác động biến đổi khí hậu trong quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL./.

Huệ Như

赞(6262)
未经允许不得转载:>88Point » 【trận đấu bilbao】Đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng ĐBSCL: Cà Mau chưa nằm trong chuỗi phát triển của vùng