88Point88Point

【bảng xếp hạng 2 bundesliga】Nông dân “chơi lớn” làm giàu

Báo Cà Mau(CMO) Tôi là con của quê hương Đầm Dơi. Thú thật, khi biết tỷ lệ hộ nghèo của huyện nhà đứng gần “đội sổ” nếu so sánh với các địa phương trong tỉnh, không ít người ngỡ ngàng tiếc nuối.

Đầm Dơi là căn cứ địa cách mạng, là đất học, là nơi hội tụ đủ mọi điều kiện để vươn lên phát triển… nói chung là có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Ấy vậy mà có một thực tế, xứ sở này vừa mới thoát khỏi cảnh ốc đảo chia cách dăm năm, cùng lượt với Ngọc Hiển. Trên đường về Tân Thuận thăm người anh, tôi cứ thắc thỏm ý nghĩ: “Lạ thiệt, về quê mình phải vòng sang tỉnh bạn (Bạc Liêu)”. Trên chuyến phà Hai Hạt, Tam Bô, người Đầm Dơi đang vời vợi ngóng những điều đổi thay.

Những khó khăn và nỗ lực của Tân Thuận trong suốt chặng đường vừa qua được nhiều đồng nghiệp của chúng tôi phản ánh. Dịp giáp tết về địa phương phên giậu này, tôi có 2 mục đích: Một là thăm lại người anh lâu lắm không có dịp gặp, thứ nữa là đến tham quan cơ ngơi của anh Trần Thanh Hoàng, ấp Thuận Hoà A. Ban đầu, cũng không mấy hứng thú, bởi nghe nói nhà anh Hoàng nuôi tôm công nghiệp mà phất lên, và chúng tôi đang ngại cái cảnh mấy anh chủ đầm tôm tuyên bố: “Mấy anh nhà báo hỏi gì thì hỏi, khỏi chụp hình nghen”. Nhưng cũng phải thử, và tình hình không đến nỗi nào. Anh Hoàng tiếp đón chúng tôi tử tế và chụp bất cứ cái gì cũng được (tất nhiên là trừ chuyện chụp đầm tôm).

Sẵn chuyện tác nghiệp, tôi cũng muốn trải lòng. Hôm trước cơn bão số 1 Pabuk, ngấp nghé về xã Lý Văn Lâm coi bà con làm vụ màu, dưa hấu đón tết. Nghĩ thế nào, tôi bỏ cuộc, ghé nhà người chú “quánh trận” tơi bời rồi về. Sau đó mấy ngày mưa gió dầm dề vì thiên tai, vụ làm ăn cuối năm của bà con gần như mất trắng. Tôi cảm thấy mình cũng đỡ ái náy vì không góp phần (dù là một cách mông lung) vào thiệt hại của bà con. Nhưng biết rằng, năm nay dưa Lý Văn Lâm sẽ không nhiều, không đẹp như mọi năm. Còn cái tết với bà con, rõ ràng là không trọn vẹn.

Anh Trần Thanh Hoàng mạnh dạn đầu tư 2 máy phát điện trị giá hơn 600 triệu đồng phục vụ nuôi tôm siêu thâm canh.

Vóc dáng đậm đà, giọng nói sang sảng của anh Hoàng làm chúng tôi ấn tượng. Những người như vậy thường nghĩ lớn, làm lớn và dám mạo hiểm. Chuyện của anh khiến chúng tôi bị cuốn vào, quan trọng nhất là quên luôn cả những cái băn khoăn đã bám trụ thâm căn cố đế trong đầu mình. Đã biết bao lần tôi tự hỏi, liệu rằng người nông dân quê mình có bám trụ được với con tôm, bám trụ được với mảnh đất quê hương. Như má tôi, cầm trong tay gần 20 công vuông mà cả năm than thở: “Tôm tép kiểu này thì chết đói”. Rồi dòng người từ các miền quê Cà Mau tủa ra đi lao động khắp nơi. Về quê hỏi thăm chỉ gặp toàn trẻ con và người cao tuổi.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận Nguyễn Văn Bình giới thiệu: “Anh Hoàng là người tiên phong nuôi tôm công nghiệp của xã, dám đầu tư lớn làm ăn. Mô hình kinh tế của anh được coi là phù hợp, bền vững”. Nghe vậy anh Hoàng cười: “Nói vậy thôi, chớ nuôi tôm công nghiệp mà, vất vả lắm”. Anh Hoàng cũng thẳng thắn: “Chắc mấy anh nghe nhiều chuyện người ta nói, ai nuôi tôm công nghiệp đều thất cơ lỡ vận, nợ nần ngập đầu. Chuyện đó có, nhưng đâu phải là tất cả…”. Chuyện nuôi tôm công nghiệp của anh bắt đầu vào năm 1999, khi đó thấy người ta nuôi, anh nghĩ người ta làm được, mình cũng làm được. Có trúng, có trật, song anh nhận ra một điều, tôm công nghiệp không thể trông chờ vào chuyện “hên xui”, càng không phải là quan niệm phúc phần, tay chân. Anh bắt đầu nghiên cứu và tính toán để bước vào trận đánh lớn.

Ngoài tôm công nghiệp, anh Hoàng còn dành hơn 4 công đất lập vườn, trồng cây ăn trái.

Năm 2017 chính thức đánh dấu mô hình tôm siêu thâm canh của anh Hoàng. Trên 10 ha đất, anh quy hoạch 4 ha để nuôi tôm công nghiệp. Ngược xuôi khắp nơi trong tỉnh, sang cả tỉnh bạn Bạc Liêu để gom góp kiến thức, kinh nghiệm, anh Hoàng nhận định: “Kiểu nuôi tôm đào hầm thả xuống cho ăn trước đây không ăn thua. Mình phải làm chủ nguồn nước, môi trường, dịch bệnh, xử lý chủ động hết các yếu tố đó thì cơ may thành công sẽ cao hơn”. Dồn vốn liếng, hy vọng vào vụ tôm siêu thâm canh, anh Hoàng vẫn lo lắng: “Cái gì mình cũng tính hết rồi, giờ kẹt nhất là chuyện điện”. Quả thật, với người nuôi tôm công nghiệp Cà Mau, bao nhiêu năm qua là bao nhiêu “bài ca” than thở về điện. Chuyện này ai cũng biết, nhiều cuộc họp, nhiều ý kiến chỉ đạo phải kỳ quyết tháo gỡ, song vẫn nghe người dân than thở dài dài.

Không bó tay, anh Hoàng đầu tư 2 máy phát điện nhập từ Nhật Bản trị giá hơn 600 triệu đồng. Anh dẫn chúng tôi đến 2 cỗ máy khổng lồ, vận hành thử, đúng là choáng váng. Theo chia sẻ của anh Hoàng, tôm siêu thâm canh chỉ cần thiếu ô xy khoảng 5 phút là gặp sự cố, 2 cái máy phát điện sẽ là chìa khoá để anh mạnh dạn đầu tư vào mô hình siêu thâm canh. Hỏi anh, Tân Thuận giờ chưa có lộ ô tô về trung tâm xã, anh vận chuyển máy bằng cách nào? Anh nói: “Mua hổng ngán mà đem về mới ngán. Mấy anh tính, 2 cái máy này mấy tấn chớ giỡn đâu. Nhưng hổng có máy phát thì coi như thua chắc”. Vậy là hết xe tải rồi lại xuống ghe biển, 2 cái máy về trong sự ngỡ ngàng của người dân Tân Thuận. Trong câu chuyện của mình, anh Hoàng còn lo chuyện giá cả con tôm. Nghĩa là khi năng suất, hiệu quả con tôm người dân đảm bảo, thì đầu ra vẫn chưa cho thấy sự ổn định, bền vững.

Tuyến đường kiểu mẫu ở ấp Thuận Lợi A, xã Tân Thuận. Ảnh: Nhật Minh

Mang những băn khoăn của mình, chúng tôi hỏi anh, sao người ta nói nuôi tôm công nghiệp đa phần đều “bể nợ”. Anh Hoàng trầm ngâm: “Nói vậy cũng có lý đó. Nhiều người tưởng dễ ăn, đầu tư qua loa rồi thả tôm xuống cầu may. Làm vậy thì cầm chắc thất bại. Vốn ít, người ta phải xoay xở để đầu tư vụ khác, thất bại mấy vụ liên tiếp thì nợ nần ngập đầu là chuyện thường. Có người bỏ xứ trốn nợ luôn…”. À, thì ra nuôi tôm công nghiệp không phải làm theo phong trào là hiệu quả. Tôm công nghiệp là vốn liếng, là khoa học - kỹ thuật, là tính toán bài bản hẳn hoi. Ở đây không có chỗ cho yếu tố may rủi mà là vấn đề là người nuôi hiểu biết và chủ động xử lý như thế nào. Thành ra mấy ông mang danh bể nợ vì nuôi tôm công nghiệp thật ra là nhận lấy hậu quả của tư duy “thấy người ăn khoai, vác mai đi đào” mà thiếu đủ thứ điều kiện cần thiết.
Cơ ngơi của anh Hoàng thật sự làm người ta choáng ngợp. Anh đủ sức nhập khẩu máy móc từ bên nước ngoài, có nhà cửa ở nhiều nơi, tính toán làm ăn bài bản và quan trọng là được người trong nghề nuôi tôm công nghiệp hết sức coi trọng. Bí thư Chi bộ ấp Thuận Hoà A Nguyễn Huỳnh Long nói vui: “Phải ai cũng dám nghĩ, dám làm như anh Hoàng thì địa phương này phất lên mấy hồi”. Ngẫm ra, làm công chuyện gì, nếu đầu tư tới nơi tới chốn, chủ động trong mọi hoàn cảnh thì mới cầm phần chắc. Người nông dân Đầm Dơi cũng vậy, không thể trông chờ vào con tôm theo kiểu mùa vụ, thời tiết, hên xui mãi được. Má tôi ở nhà, tôm quảng canh truyền thống chết quanh năm, vất vả ngược xuôi lên người cậu bà con mượn cái bình xịt thuốc sâu về, kêu tôi ra hiệu thuốc mua thuốc trừ sâu về “xử lý” vuông tôm. Trong lòng tôi rất băn khoăn, nhưng má kêu thì phải làm. Thiệt là nghề nuôi tôm ở quê mình còn quá nhiều chuyện để suy tư…

Trước khi ra về, anh Hoàng dẫn chúng tôi ra khu vườn cây ăn trái, ao nuôi cá, cây kiểng mà anh dày công quy hoạch. Anh nói, làm cho vui, quan trọng là để chứng minh đất đai Tân Thuận cũng phì nhiêu, màu mỡ, người Tân Thuận làm gì cũng được, không thua kém bất cứ đâu. Uống ngụm nước dừa ngọt lịm, coi lại bức ảnh người nông dân tươi rói bên thành quả của mình, chúng tôi thật sự thấy lòng chộn rộn niềm vui. Có việc đột xuất, nên việc thăm người anh đành gác lại, chúng tôi về bên những suy tư và trang viết. Tôi tự hỏi, mai này, nếu ai cũng dám nghĩ, dám làm, mà đã làm thì phải “chơi lớn” như anh Hoàng và một vài người chúng tôi từng gặp, thì quê hương mình sẽ giàu đẹp biết mấy. Nhưng đó mới chỉ là một vế của vấn đề. Nông dân không thể lớn lên khi chỉ độc hành và trông chờ vào những nỗ lực cá nhân…./.

Phạm Quốc Rin

赞(4826)
未经允许不得转载:>88Point » 【bảng xếp hạng 2 bundesliga】Nông dân “chơi lớn” làm giàu