Kinh tế – xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na. Trong nước,ìnlạinhữngđiểmsángcủakinhtếViệtNamthángđầunăthứ hạng của celta vigo với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 đề ra, ngày 08/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; ngày 30/01/2022 ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Triển khai thực hiện các Nghị quyết trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 đang trên đà phục hồi nhanh. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đạt mức khá 6,42% (Trong đó, GDP quý II tăng 7,72%, là mức tăng cao nhất của quý II so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay, tạo đà tăng trưởng cho những quý tiếp theo của năm 2022. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 5,07%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, đóng góp 48,33%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%. Khu vực dịch vụ tăng 6,60%, đóng góp 46,60%, trong đó một số ngành dịch vụ thị trường đã thể hiện dấu hiệu phục hồi tích cực như bán buôn, bán lẻ tăng 5,82%; vận tải kho bãi tăng 8,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng một số cây lâu năm tăng khá, chăn nuôi ổn định, khai thác gỗ và nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng cao. Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm 2022 của một số cây lâu năm tăng khá, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nên người dân tích cực chăm sóc, nâng cao năng suất cây trồng. Trong đó, sản lượng xoài tăng 1,3%; cam tăng 15,1%; bưởi tăng 6,2%; vải tăng 7,4%; dừa tăng 4,5%; hồ tiêu tăng 3,4%… Chăn nuôi lợn và gia cầm hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, người chăn nuôi chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao. Ước tính cuối tháng 6 năm 2022, tổng số lợn tăng 3,8%; tổng số gia cầm tăng 1,2% so với cùng thời điểm năm trước. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm có mức tăng trưởng ấn tượng bởi nguồn cung toàn cầu ở mức thấp, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường tăng trở lại. Sản lượng tôm nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 448,4 nghìn tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cá tra đạt 772,5 nghìn tấn, tăng 11,2%. Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 6/2022 ước đạt 300,4 triệu USD, tăng 120,8% so với cùng kỳ năm trước; tôm đạt 538,5 triệu USD, tăng 28,1%; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra ước đạt 1,46 tỷ USD, tăng 95,4%; tôm đạt 2,39 tỷ USD, tăng 37,7%. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi. Sáu tháng đầu năm 2022 hoạt động sản xuất kinh doanh trên đà phục hồi nhanh sau đại dịch đã thúc đẩy kinh tế phát triển với nhiều điểm sáng. |