当前位置:首页 > Cúp C2

【vdqg romania】“Trái ngọt” mùa khởi nghiệp

Năm 2019 là năm phong trào khởi nghiệp của tỉnh Hậu Giang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ,ọtmakhởinghiệvdqg romania cũng là năm đầu tiên tỉnh tổ chức cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Các thí sinh đạt giải cao trong cuộc thi dự án, ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần 1.

Mang hương vị quê nhà vào dự án khởi nghiệp

Không chỉ khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần lập thân lập nghiệp, cuộc thi còn mở ra cho nhiều bạn trẻ cái nhìn mới về những sản phẩm thế mạnh sẵn có của địa phương nơi mình sinh sống.

Với mong muốn nâng cao giá trị các loại nông sản và sử dụng nguồn nguyên liệu thảo mộc phong phú ở tỉnh nhà như: bưởi, cam, sả, tắc, tràm, bạch đàn… Năm 2016, anh Đỗ Văn Dinh, ở thành phố Vị Thanh, đã quyết định khởi nghiệp với mô hình sản xuất tinh dầu sả. Chọn cây sả để bắt đầu vì có thể trồng những nơi nhiễm phèn, mặn, vùng đất khó canh tác tại một số địa phương. Hơn nữa, chiết xuất tinh dầu sẽ tận dụng được hết lá hay bị bỏ đi sau khi thu hoạch, nhằm tăng giá trị của loại cây trồng này. Anh Dinh mất cả năm để học hỏi từ nhiều nơi, nghiên cứu và thử nghiệm miệt mài, cuối cùng mới thành công, thu được những giọt dầu tinh túy. Những sản phẩm đầu tiên đến tay bạn bè, người thân và nhận được phản hồi tích cực. Anh Dinh tiếp tục chọn nhiều loại trái cây, dược liệu sẵn có ở quê mình để thử nghiệm sản xuất tinh dầu.

Anh Dinh chia sẻ: “Mong muốn của tôi là tạo giá trị tăng thêm cho trái cam, trái bưởi bằng cách tận dụng phần vỏ, thường bị bỏ đi để làm tinh dầu. Tinh dầu tràm, bạch đàn cũng là ý tưởng xuất phát từ Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và rừng tràm Vị Thủy, nơi nhiều giống tràm và bạch đàn mang giá trị về dược liệu cao ở Hậu Giang”.

Người thân và bạn bè sau khi dùng sản phẩm đều đánh giá tốt nên anh Dinh tự tin thành lập Công ty TNHH Vina-sả vào cuối năm 2017. Mang sản phẩm đến cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2019 và đạt giải ba. Điều này tạo đà cho anh tiếp tục hoàn thiện sản phẩm từ thiết kế bao bì, logo đến kênh bán hàng trực tuyến. Đến nay, số sản phẩm bán ra tăng 2-3 lần so với trước đây, đồng thời nhận được phản hồi tích cực của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Đây là tín hiệu vui khi sản phẩm tinh dầu từ Hậu Giang từng bước có chỗ đứng trên thị trường.

Cùng mục tiêu là khai thác và nâng cao giá trị cho nông sản địa phương, chị Cao Thị Cẩm Nhung, ở thị xã Ngã Bảy, lại có ý tưởng độc đáo là nhượng quyền kinh doanh các loại nước sốt tươi, gia vị chế biến theo công thức độc quyền, không sử dụng các chất bảo quản cũng như các loại phẩm màu và chất điều vị. Dự án khởi nghiệp của chị cũng xuất sắc giành được giải ba tại cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp tỉnh.

Khởi đầu kinh doanh với quán ăn vặt “8 Ngàn”. Từ số lượng trung bình 100 suất bán ra mỗi ngày, sau 6 năm con số này lên đến 500-700 suất chỉ trong vài tiếng mở bán. Ngoài món ăn đa dạng, hợp khẩu vị của nhiều đối tượng, điều đặc biệt làm khách hàng yêu thích món ăn vặt của quán chị Nhung là các loại sốt me, sốt sa tế, sốt chả cá, nước mắm sả ớt…  theo công thức riêng, làm dậy mùi vị của các món ăn như ốc, chả cá, thịt nướng…

Bên cạnh thành công của quán ăn vặt, chị Cao Thị Cẩm Nhung còn mong muốn phát triển dòng sản phẩm nước sốt, gia vị mang thương hiệu Mai Dương. Từ 4 sản phẩm nước sốt, 2 loại nước chấm ban đầu, chị Nhung tiếp tục nghiên cứu, pha chế nhiều loại sốt sử dụng các loại trái cây tại địa phương, còn có loại dành riêng cho các sản phẩm chế biến từ cá thát lát. Nhờ sản phẩm đa dạng, có tính ứng dụng cao và mùi vị riêng biệt mà nhiều cơ sở chế biến thủy sản, rau quả sạch tại Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bình Dương đã liên hệ và ngỏ lời hợp tác.

Chị Nhung bộc bạch: “Đó là thành quả của đam mê với những điều mình đã chọn, những bài học được từ sau cuộc thi khởi nghiệp. Nơi tôi được nghe những đóng góp, gợi mở của ban giám khảo, học tập các thí sinh khác để hoàn thiện và nâng tầm sản phẩm. Những trải nghiệm quý giá hơn bất cứ giải thưởng nào, là bước ngoặt trên con đường khởi nghiệp của tôi”.

Nhiều người quan tâm đến sản phẩm khởi nghiệp từ các loại nông thủy sản của tỉnh Hậu Giang.

Chắp cánh cho thành công

Trở về sau cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh, nhiều người không dừng lại ở đó mà tiếp tục hoàn thiện dự án, ý tưởng, cải tiến sản phẩm của mình từ kiến thức học hỏi được. Cuối năm 2019, Hậu Giang đón thêm tin vui khi có 6 dự án được chọn vào vòng bán kết và 1 dự án xuất sắc vào chung kết toàn quốc cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Điều này cho thấy phong trào khởi nghiệp của tỉnh đã có những tiến bộ đáng ghi nhận.

Dự án vào vòng chung kết là “Mở rộng cơ sở nuôi và chế biến cá thát lát Kỳ Như” của chị Nguyễn Kim Thùy, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Chọn khởi nghiệp với một loại cá nước ngọt có mặt khắp ĐBSCL, nhưng theo chị cá thát lát ở Hậu Giang vẫn có lợi thế bởi độ dai, mùi thơm và vị ngọt, có thể chế biến nhiều món ăn ngon. Cá thát lát là một trong những sản phẩm chủ lực, được tỉnh Hậu Giang quy hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu.

Chú trọng chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến chế biến nhằm giữ nguyên vị ngon đặc trưng của cá thát lát, chị Kim Thùy còn tìm tòi và phát triển một số sản phẩm như cá thát lát tẩm gia vị, chả cốm, chả cá nhồi khổ qua rừng… Đến nay, hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm này có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Từ cơ sở ban đầu, nay chị thành lập hợp tác xã với 11 thành viên, tạo chuỗi khép kín từ nuôi cá đến thu mua, chế biến và bán ra thị trường.

 Tự nhận mình là nông dân “chính hiệu” lại khởi nghiệp trễ so với người khác nên còn nhiều điều thiếu sót. Chị có thời gian dài gắn bó với ao cá, sau này mới tập tành kinh doanh rồi làm cơ sở chế biến, để xây dựng và “nuôi” được cơ sở không phải dễ. Vì vậy, gia đình luôn ủng hộ khi chị Thùy tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, các lớp tập huấn tổ chức trong và ngoài tỉnh. Chị Thùy chia sẻ: “Lần này có cơ hội tiến sâu vào một cuộc thi khởi nghiệp quy mô lớn là cơ hội để mình học hỏi và hơn hết là giới thiệu cá thát lát Hậu Giang đến với bạn bè khắp nơi”.

Luôn đồng hành với phong trào khởi nghiệp của tỉnh nhà, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhận định: Các dự án khởi nghiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định, đã có những mô hình, ý tưởng khởi nghiệp hoạt động có hiệu quả, làm giàu chính đáng cho bản thân và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Cuộc thi khởi nghiệp là cơ hội để tỉnh Hậu Giang lựa chọn các ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc, có tính khả thi cao để kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện hiện thực hóa thành các dự án hiệu quả trong tương lai.

Còn nhiều loại nông sản khác đã khoác lên mình diện mạo mới thông qua các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo như chả cá thát lát sấy, dưa chua củ hủ khóm, rượu khóm Cầu Đúc… Đây là nguồn cảm hứng và động lực cho nhiều người trẻ tìm tòi, quan sát những điều giản dị, gần gũi xung quanh và phát huy tính sáng tạo. Kỳ vọng rằng những “hạt giống” khởi nghiệp được ươm trồng hôm nay sẽ kết thành trái ngọt trong tương lai không xa...

Bài, ảnh: THIÊN TRANG

分享到: