时间:2025-01-10 19:31:31 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá
Việc chú trọng đầu tư chất lượng gắn với tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ l ket quả bong dá
Việc chú trọng đầu tư chất lượng gắn với tăng cường liên kết sản xuất,ẳngđịnhvịthếgạoviệket quả bong dá tiêu thụ lúa gạo đã giúp hạt gạo Việt không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, mà còn giữ vững vị trí tốp đầu các nước xuất khẩu gạo về sản lượng và giá bán. Để tiếp tục nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành đã, đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp; trong đó Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh” được kỳ vọng mang lại nhiều đổi thay lớn.
Cuối năm 2023, một lần nữa gạo Việt Nam được công nhận gạo ngon nhất thế giới, là niềm tự hào, vinh hạnh của nông dân trồng lúa. Đây là cơ hội để người nông dân nâng cao giá trị hạt gạo không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà xuất khẩu ra thế giới.
Anh Kiên sử dụng giống lúa chất lượng cao để gieo sạ nhằm tăng thêm lợi nhuận và đảm đạo hạt gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ý thức từ người nông dân
Trên cánh đồng vàng rực với những bông lúa trịu hạt được trồng từ giống Đài Thơm 8, một trong những giống lúa chủ lực xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, anh Nguyễn Trung Kiên, ở ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, nói với chúng tôi rằng khoảng 4ha lúa của gia đình đã được thương lái đưa tiền cọc thu mua với giá hơn 8.000 đồng/kg, qua cái tết này sẽ thu hoạch. Hơn 20 năm gắn bó với ruộng đồng, anh Kiên nói chưa bao giờ chứng kiến giá lúa cao như hiện nay. Đặc biệt, vụ Thu đông vừa rồi có người còn bán được giá đến 9.400 đồng/kg lúa tươi tại ruộng. Khi giá lúa càng tăng cao thì nông dân càng chăm chút ruộng lúa của mình nhiều hơn, đặc biệt là sử dụng các giống lúa có phẩm chất giạo ngon để gieo sạ nhằm bán được giá cao và dễ tiêu thụ khi thu hoạch.
Nếu như anh Kiên làm ruộng bán lúa tươi cho thương lái thì ở HTX Nông nghiệp Thành Phát, thuộc ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, lúa làm ra bao nhiêu đều được HTX xay xát đóng gói cung cấp gạo vào các siêu thị. Đó là nhờ Ban lãnh đạo HTX có sự tính toán, liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, thay vì sản xuất ra lúa tươi bán lúa cho thưng lái.
Tiếp chúng tôi bên hiên nhà dưới cái nắng nhè nhẹ của tiết trời mùa xuân, ông Trịnh Văn Tùng, một nông dân chính hiệu, nhưng lại là Giám đốc của HTX Nông nghiệp Thành Phát, mở tủ lấy ra một cuốn sổ đã phai màu, ông lật từng trang cho chúng tôi xem nào là ngày xuống giống, diện tích gieo sạ của từng ô bao, gieo sạ giống gì, dự kiến ngày thu hoạch, lượng phân bón nhập vào để cung ứng cho thành viên HTX, rồi tên của đối tác sẽ cung cấp gạo tới đây… Vừa trò chuyện ông vừa chỉ tay về cánh đồng lúa rộng mấy chục héc-ta của HTX, ông nói gieo sạ thì làm đồng loạt theo lịch của địa phương, nhưng có cái khác là thành viên kết hợp bón phân hữu cơ với liều lượng 50% còn lại là phân vô cơ, gieo sạ các giống lúa chất lượng cao với lượng lúa giống 70kg/ha, giảm ½ so với trước đây, để giảm chi phí, tăng thêm nguồn lợi nhuận và đặc biệt là tạo ra được hàm lượng gạo ngon, an toàn.
Cách đó không xa, một cánh đồng lúa phẳng phiu với màu vàng óng ả là của HTX gạo sạch Tân Long, ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy. Nếu như thời điểm ban đầu mới thành lập năm 2013 thì chỉ có 32ha với 31 thành viên, thì hiện nay con số đã lên tới 380ha với 106 thành viên. Trong số đó làm lúa VietGAP được 110ha và được cấp mã số vùng trồng 57ha. Các giống lúa chủ lực được bà con chọn là ST 24, ST 25, RVT, Đài Thơm 8 và không còn gieo sạ lúa phẩm cấp IR 50404 như trước đây.
Ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX gạo sạch Tân Long, cho biết: Lúc đầu sản xuất theo hướng gạo sạch, hữu cơ rất khó khăn vì đa phần thành viên e ngại, sợ năng suất thấp nên chỉ có mấy hộ thực hiện. Nhưng qua vụ thứ 2 trở đi thì năng suất không giảm nhiều, giá trị tăng lên do bán cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg. Và đến hiện tại thì nông dân thu lợi nhuận từ 70-80 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với làm lúa truyền thống.
Bên cạnh đầu tư nhà kho, nơi đóng gói, HTX gạo sạch Tân Long còn có chỗ để giới thiệu và bán sản phẩm gạo sạch. Với nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh, HTX dự kiến kết nối thêm với các hộ bên ngoài mở rộng diện tích lên 600ha làm theo tiêu chuẩn để đủ sản lượng cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, ông Thích cũng cho biết một tin vui là sản phẩm gạo lức ST sản xuất theo hướng an toàn, sạch của HTX có một đơn vị xuống lấy mẫu test thấy đảm bảo chất lượng nên muốn kết nối xuất khẩu đi châu Âu, cho thấy tương lai phía trước của HTX đang rộng mở.
Sản phẩm gạo sạch của HTX Tân Long đạt chuẩn OCOP được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.
Định hướng, tầm nhìn dài hạn
Nhận thấy chất lượng cuộc sống tăng lên, nhu cầu sử dụng các gạo phẩm cấp cao ngày càng nhiều, từ nhiều năm trước, Hậu Giang đã dịch chuyển cơ cấu giống lúa dần từ nhóm chất lượng thấp như IR 50404, OM 576… sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, Jasmin 85, RVT, Đài Thơm 8, ST 24, ST 25… phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc chuyển đổi giống lúa đối với người trồng lúa tại Hậu Giang không còn là trở ngại, lượng lúa giống cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tỷ lệ diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong những năm vừa qua trên 85%, mục tiêu hướng đến hiện nay là nâng cao giá trị sản xuất lúa theo các vùng tập trung và kiểm soát chất lượng đạt theo yêu cầu, quy chuẩn để liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.
Đặc biệt Hậu Giang đã được tham gia và thụ hưởng nhiều chương trình, dự án về kỹ thuật mới trên nền sản xuất lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, như dự án WB6, Dự án FARES, Dự án GIZ - Quản lý dịch hại tổng hợp IPM... Gần đây nhất và có hiệu quả đáng kể là Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (Dự án VNSAT). Thông qua các dự án đã giúp nông dân nâng cao năng lực trong sản xuất và hiểu biết về hệ sinh thái đồng ruộng, về canh tác lúa an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng lợi nhuận và đặc biệt là sự hợp tác đầu tư sản xuất tập trung theo các mô hình cánh đồng lớn, cung ứng trong chuỗi giá trị lúa gạo.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Lan tỏa từ kết quả của các dự án, chương trình, kế hoạch đã triển khai trong sản xuất lúa, từ đó nông dân ứng dụng các kỹ thuật mới cùng với áp dụng cơ giới hóa ngày càng tăng, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, vấn đề này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, đặc biệt là giá phân bón có những thời điểm tăng rất cao.
Minh chứng rõ nhất là chi phí sản xuất 3 vụ lúa trong năm, từ năm 2020 đến 2022 tại Hậu Giang cho thấy giá thành sản xuất của Hậu Giang vẫn nằm ở nhóm thấp so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Cụ thể, năm 2020 là 3.l81,2 đồng/kg, năm 2021 là 3.380,6 đồng/kg, năm 2022 là 4.044,2 đồng/kg.
Lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho rằng: Cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL vẫn là 4 vụ gồm Đồng xuân, Hè thu, Thu đông, vụ Mùa, với diện tích gieo sạ khoảng 4 triệu héc-ta và đạt 24 triệu tấn lúa/năm. Việc mở rộng không gian sản xuất kinh tế, đa dạng các lĩnh vực, an ninh thu nhập, giảm chi phí, an toàn thực phẩm, thương hiệu để thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL vừa được Chính phủ thông qua. Đặc biệt, muốn nông dân trồng lúa hưởng lợi lâu dài thì phải tính đến an ninh thu nhập cho người nông dân. Muốn vậy, phải tính đến các các yếu tố về giống, kỹ thuật, an toàn thực phẩm cao. Thay đổi tập quán canh tác, cơ giới hóa, tiết kiệm chi phí để nông dân tăng lợi nhuận. Phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa, liên kết chuỗi trong sản xuất lúa gạo... thì mới phát triển bền vững lâu dài.
Theo định hướng của Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam, do điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho canh tác lúa nước cùng với cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất đã được hình thành qua nhiều năm. Tuy nhiên để phát huy lợi thế đó, ngành lúa gạo cần được tái cơ cấu để từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho rằng, việc tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo để trước nhất là nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo lợi ích bình đẳng và tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo. Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã triển khai Đề án 1 triệu héc-ta. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo và tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo quốc gia còn để Việt Nam đưa ra thông điệp với thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu... Đặc biệt, sự kiện mang tầm quốc tế về lúa gạo được tổ chức ở Hậu Giang sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành hàng lúa gại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam bị thất thoát từ 14-35%, trong đó ngành lúa gạo thất thoát khoảng 14%/năm. Thất thoát sau thu hoạch xảy ra ở tất cả các khâu nhưng khâu sấy là còn cao nhất. Một chuyên gia lĩnh vực công nghệ cho biết, để giữ cho chất lượng hạt lúa vẫn tươi mới, thơm ngon không bị mất phẩm chất từ khi thu hoạch đến đến tay người tiêu dùng không có giải pháp nào ngoài việc áp dụng công nghệ, vì trên thực tế, các yếu tố cấu thành để nâng cao thu nhập của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi lúa gạo không còn nhiều dư địa.
Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát2025-01-10 18:57
PM Chính inspects key projects in Bắc Ninh2025-01-10 18:42
Remarks by Việt Nam’s top leader at UN Summit of the Future2025-01-10 18:40
Party official meets with Communist Party USA in New York2025-01-10 18:34
5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác2025-01-10 18:24
Top Vietnamese leader’s visit to create impetus for Việt Nam2025-01-10 17:43
Party General Secretary and State President Tô Lâm meets with Vietnamese intellectuals in US2025-01-10 17:33
Việt Nam, Cambodia continue close coordination in search for martyrs’ remains2025-01-10 17:00
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam2025-01-10 16:54
Việt Nam sets up diplomatic relations with Malawi, its 194th country partner2025-01-10 16:52
Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu2025-01-10 19:12
Việt Nam, Cambodia continue close coordination in search for martyrs’ remains2025-01-10 18:52
Vietnamese Deputy PM engages in bilateral meetings at UNGA 792025-01-10 18:47
Deputy PM Bùi Thanh Sơn holds trilateral talks with Laos and Cambodia counterparts2025-01-10 18:22
Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao2025-01-10 17:57
PM welcomes Danish group's expansion in Việt Nam2025-01-10 17:44
Việt Nam’s top leader sends message of thanks to Cuba for warm welcome2025-01-10 17:26
Việt Nam’s top leader sends message of thanks to Cuba for warm welcome2025-01-10 17:20
Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh2025-01-10 17:06
Việt Nam's top leader visits, delivers policy speech at Columbia University2025-01-10 17:05