Nhiều điểm chưa rõ ràng,ĐộcgiảđềnghịquyđịnhrõtráchnhiệmcủaBiênphòngởkhuvựccửakhẩket qua truc tuyen 7m gây chồng chéo thẩm quyền giữa Biên phòng với Hải |
Riêng cái này mình đồng quan điểm với Hải quan. Hiện nay ở tất cả cửa khẩu đường bộ, Biên phòng vẫn có quyền kiểm tra, kiểm soát phương tiện và kể cả hàng hóa, tất nhiên là họ có quyền lợi ở đó. Trong khi trách nhiệm chính của Biên phòng chỉ là kiểm soát người xuất nhập cảnh. Chính phủ và Quốc hội phải kiểm tra kỹ dự luật trên giấy và thực tiễn tại các cửa khẩu trước khi ký ban hành”- bạn đọc “Thinh Tran” nêu ý kiến trên diễn đàn Giải đáp thủ tục hải quan.
Tại diễn đàn này, bạn đọc “Hoàng Mạnh Dũng” bình luận: Khi hàng hoá mà có sai phạm bị bắt có ai thấy Biên phòng bị trách nhiệm không? Họ chả ký tá đóng dấu gì…?
Ở một diễn đàn khác (Customs Flag), bạn đọc “T.Anh Nguyễn Quan” nêu quan điểm “Quan trọng là Biên phòng kiểm hoá cái gì khi trong tay không có tờ khai hải quan? Bởi vì về mặt lý thuyết kiểm hoá là so sánh xem thực tế và khai báo có đúng không? Kiểm tra hải quan là kiểm tra chủng loại, số lượng, trọng lượng, mã số, trị giá, tên hàng và tới đây nữa là chất lượng hàng hoá”.
Cũng trên diễn đàn này, độc giả “Tinh Nguyen” nêu ý kiến: Nên sửa (theo hướng) khi Biên phòng phát hiện dấu hiệu vi phạm thì bàn giao cho cơ quan Hải quan xử lý và thông báo lại kết quả xử lý cho Biên phòng.
“… Mình thấy khi hàng hóa, phương tiện vào cửa khẩu là có các anh Biên phòng nhiệt tình kiểm tra rồi, luồng Xanh, Đỏ, Vàng gì cũng vậy”- bạn đọc “Nguyen Py Py” bình luận trên Customs Flag.
|
Như tin đã đưa, liên quan đến dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam đang được tổ chức lấy ý kiến, qua nghiên cứu dự thảo, cơ quan Hải quan nhận thấy dự thảo Luật Biên phòng còn nhiều điểm quy định chưa rõ ràng và đang chồng chéo với thẩm quyền của cơ quan Hải quan.
Khoản 4 Điều 15 dự thảo Luật quy định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng “kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật”; khoản 2 Điều 16 Dự thảo Luật quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật”; tại Điều 12 dự thảo Luật quy định “quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu”.
Về các nội dung trên, Bộ Tài chính đã có văn bản số 148/BTC-VI ngày 4/1/2019 và văn bản 11493/BTC-VI ngày 27/9/2019 khi tham gia ý kiến dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. Trong văn bản này, Bộ Tài chính đã có ý kiến: việc quy định như dự thảo đang chồng lấn với nhiệm vụ kiểm soát phương tiện do cơ quan Hải quan chủ trì thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tại Báo cáo thẩm định số 266/BCTĐ-BTP ngày 19/12/2019 của Bộ Tư pháp khi xem xét tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật cũng nêu rõ: Hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định cụ thể và quy định liên quan đến hoạt động biên phòng như Luật Biên giới quốc gia, Luật Hải quan... Do đó, các quy định tại dự thảo cần được rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định liên quan.