【soi kèo hamburger】​Thiêng liêng Tết Việt

时间:2025-01-10 00:09:45 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, dường như hương xuân đang tràn ngập mọi nhà. Tết Nguyên đán đã trở thành tết đoàn viên của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Những ngày cuối tháng 12 âm lịch, nhà nhà, người người đều nôn nao một xúc cảm khó tả, bởi trên khắp nẻo đường, cánh hoa xuân đã bắt đầu nở rộ. Ngày 23 tháng Chạp lễ tiễn ông Công ông Táo về trời trong lòng mỗi người càng xốn xang, bởi ngày lễ hội vui nhất năm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Hội trưởng Hội Tương tế người Hoa Trần Quế Đình (Trần Cúi Hải) bồi hồi: "Thời điểm này nhà nào cũng bận rộn dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa. Những người có điều kiện thì sửa chữa nhà khang trang hơn, trước sân nhà có những cây mai trổ bông vàng ươm khiến mùa xuân càng thêm tươi thắm. Cũng như người Kinh, chúng tôi tin rằng, việc dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp đón tết sẽ mang đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Giao thừa của người Hoa kéo dài từ 12 giờ ngày 30 tháng Chạp đến 2 giờ sáng mùng 1 tết. Đây là thời khắc đoàn tụ cùng gia đình, sau khi đón giao thừa, nhiều người Hoa đi chùa cầu may mắn trong năm mới".

Trống lân đón chào năm mới. Ảnh: Hoàng Phúc

Với người Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Tết Nguyên đán của người Việt cũng trở nên gần gũi, gắn bó. Bởi trong quá trình chung sống, tình làng nghĩa xóm trở thành chất keo gắn bó giữa các dân tộc anh em. Ông Trà Văn Muôn, người có uy tín Ấp 9, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: "Tết Nguyên đán là tết truyền thống của người Việt, đồng bào Khmer vẫn chung vui. Chúng tôi xem Tết Nguyên đán là hoạt động không thể thiếu bên cạnh lễ Sene Đolta, Chol Chnam Thmay. Vào giờ phút thiêng liêng đón giao thừa, các thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên nhau trong bầu không khí đầm ấm, ngập tràn hạnh phúc. Trẻ nhỏ háo hức chờ đón người lớn lì xì. Khi kim đồng hồ điểm đúng 0 giờ, người lớn tuổi trong gia đình thắp nhang, nến lên bàn thờ như sự tri ân đối với bề trên cũng như cầu xin thần, Phật, những người đã khuất ban phép lành cho gia đình, dòng tộc".

Ngày nay, xu thế hội nhập với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, việc đón Tết Nguyên đán của các dân tộc anh em không chỉ phản ánh nét giao thoa văn hoá, mà còn là minh chứng sinh động cho truyền thống đại đoàn kết dân tộc vốn có từ bao đời nay của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong không khí tết đến xuân về chào đón năm mới, các dân tộc anh em luôn xem mình là một phần trong đại gia đình Việt Nam, cùng hướng đến một mùa xuân thanh bình, đổi mới của đất nước./.

Thanh Phương

推荐内容