Khu neo đậu tại xã Lộc Trì chưa đáp ứng nhu cầu của ngư dân nên họ phải cập cảng tại TP. Đà Nẵng
Di chuyển lén lút
Việc hệ thống hạ tầng cảng biển tại Thừa Thiên Huế chưa hoàn thiện,ặndịchtừđườngbiểbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia pháp ngoài ra nhiều luồng lạch bị bồi lấp khiến hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ ở Phú Lộc phải nương nhờ ở các cảng cá Đà Nẵng.
Không phải bây giờ mà hàng chục năm nay, đội tàu đánh bắt, hậu cần xa bờ công suất lớn tại xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) không thể cập cảng tại Huế. Tàu của ngư dân sau khi vươn khơi, quanh năm suốt tháng cập cảng Thọ Quang (Đà Nẵng) để tiêu thụ hải sản và thuê chỗ neo đậu. Ngư dân Trần Đen (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc) chia sẻ: “Ngư dân chúng tôi suốt tháng lênh đênh trên biển. Bởi hệ thống neo đậu tại địa phương không đảm bảo nên chúng tôi neo đậu ở Đà Nẵng. Ngoài ra, hải sản cập cảng ở Đà Nẵng cũng dễ tiêu thụ hơn”.
Thời điểm này, nhiều tàu cá cập bờ sau thời gian vươn khơi. Mặc dù vậy, trước diễn biến dịch COVID-19 bùng phát tại TP. Đà Nẵng, chính quyền các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc đi lại. Nhiều ngư dân sau khi cho tàu cập cảng tại Đà Nẵng lén lút, di chuyển bẳng tàu cá trở về Huế, né cách ly. “Cách đây mấy ngày, nhiều tàu cá Phú Lộc cập cảng ở Đà Nẵng cá rồi đánh thẳng tàu ra Huế bởi Đà Nẵng đang bùng phát dịch bệnh. Khoảng 3 ngày trước, mấy đứa con của tui cũng đã đánh tàu về Huế” ngư dân T.V. (huyện Phú Lộc) cho biết.
Theo ông V. hiện vẫn còn mộ số tàu cá ở Phú Lộc đang đánh bắt trên biển, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng khiến ngư dân tỏ ra lo lắng bởi ngoài việc tiêu thụ hải sản gặp khó còn “lênh đênh” trong việc trở về Huế. “Tụi tui đánh bắt trên biển, mỗi tháng mới trở về cảng Đà Nẵng một lần rồi vài ngày sau lại vươn khơi tiếp. Một số ngư dân sợ cách ly dài ngày nên đành lén lút trở về Huế”, ông V. nói.
Tình trạng nhiều ngư dân Thừa Thiên Huế sau khi cập cảng Đà Nẵng trở về Huế mà không thông báo với chính quyền địa phương đã xảy ra. Ngày 30/7, lực lượng Đồn Biên phòng Lăng Cô đã phát hiện tàu cá ĐNA 90511 TS đang đưa 9 người vào bờ, tàu cá này xuất phát từ Thọ Quang, Đà Nẵng. Lực lượng chức năng đã bàn giao 9 người trên cho Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) để kiểm tra y tế và cách ly, đồng thời lập biên bản tạm giữ phương tiện xử lý theo quy định.
Tàu đánh cá ĐNA 90511 TS chở 9 người dân từ vùng dịch Đà Nẵng ra Huế bị cơ quan chức năng phát hiện ngày 30/7
Phối hợp kiểm soát
Hiện, tại Phú Lộc có hơn 30 tàu cá đánh bắt xa bờ, chủ yếu thuộc xã Lộc Trì hàng năm phải neo đậu tại Đà Nẵng. Trước diễn biến dịch COVID-19 đang lan rộng, việc kiểm soát những ngư dân lén lút di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế rất quan trọng. Chủ tịch UBND xã Lộc Trì - Cái Trọng Như cho biết: “Trong tình hình hiện nay, vai trò các chi bộ cơ sở rất quan trọng. Chúng tôi đã rà soát số lượng tàu cá ở địa phương đang neo đậu tại Đà Nẵng. Đồng thời thông qua chi bộ 2 thôn có tàu đánh bắt xa bờ kiểm tra số lượng thuyền viên, chủ tàu. Nếu phát hiện chủ tàu hoặc thuyền viên đến địa phương từ Đà Nẵng thì phối hợp với cơ quan hức năng tiến hành cách ly”.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, để kiểm soát việc đi lại trên biển của các tàu thuyền, đơn vị này đã triển khai các chốt biên phòng và các trạm biên phòng tuyến biển. Trong những ngày này, các trạm biên phòng đã tăng cường kiểm tra tàu cá, kể cả người và phương tiện. Ngoài ra, tổ chức lực lượng tuần tra trên biển với các phương tiện hiện đại như, ống nhòm tầm xa, flyingcam...
“Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chấp hành yêu cầu phòng chống dịch. Người dân nếu phát hiện người lạ hay phương tiện vi phạm thì cần báo chính quyền, đồn biên phòng, công an địa phương”, Đại tá Nguyễn Xuân Hòa , Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết.
Cũng theo Đại tá Nguyễn Xuân Hòa, vừa qua lực lượng biên phòng cũng đã phối hợp với các cơ quan liên xử lý tàu cá vi phạm, đưa người trở về từ vùng dịch đi cách ly. “Nếu ngư dân đến từ Đà Nẵng khi cập cảng tại Huế phải kê khai y tế, tùy trường hợp mà cách ly tại nhà hay cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm. Những ngư dân vận chuyên người bằng tàu cá sẽ không được phép, nếu trốn, né tránh cách ly là vi phạm, tùy mức độ có mức xư lý khác nhau”, ông Hòa khẳng định.
Bài, ảnh: Lê Thọ - Bá Trí