【kết quả wellington phoenix】Có hay không “lỗ hổng” pháp luật về môi trường?

Luật sư Nguyễn Văn Chiến,ỗhổngphpluậtvềmitrườkết quả wellington phoenix Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phân tích sự cố môi trường ven biển 4 tỉnh miền Trung vừa qua từ góc độ pháp lý.

Luật sư Nguyễn Văn Chiến.

Ngay khi hiện tượng cá chết bất thường xảy ra liên tiếp tại 4 tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại Hà Tĩnh chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo các tỉnh bị ảnh hưởng để thống nhất giải pháp điều tra, xử lý và khắc phục sự cố môi trường chưa từng có tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định: “Tinh thần của Chính phủ là dù bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật thì đều bị điều tra, làm rõ trên cơ sở căn cứ khoa học. Chính phủ quyết tâm xử lý kiên quyết hành vi vi phạm, tuyệt đối không có sự bao che dung túng”. Dư luận đang mong chờ việc xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm trong thảm họa môi trường gây ra bởi Formosa nhưng cũng còn những băn khoăn về hành lang pháp lý để xem xét trách nhiệm của các bên hữu quan.

Quan điểm minh bạch của Thủ tướng Chính phủ!

Ngay từ khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp gửi đến toàn dân về quyết tâm xây dựng một Chính phủ hành động, liêm chính, vì dân, nói không với tham nhũng. Việc người đứng đầu Chính phủ khẳng định quyết tâm xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, không bao che, dung túng cho bất kỳ đối tượng nào cũng chính là biểu hiện về thông điệp hành động của Thủ tướng, nhằm nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, giáo dục đạo đức công vụ và tạo thêm niềm tin vững chắc cho người dân. Thực thi pháp luật đang cần những điểm sáng minh bạch như tinh thần ấy.

Có hay không “lỗ hổng” pháp luật về bảo vệ môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM), chứ không có lỗ hổng pháp luật nào ở đây. Ngay tại Điều 27 của Luật này đã quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành; tiếp theo Điều 28 quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cụ thể là cơ quan phê duyệt ĐTM trước khi đưa dự án này vào vận hành. Pháp luật đã có quy định đầy đủ và chặt chẽ, có điều cơ quan quản lý nhà nước có làm đầy đủ trách nhiệm hay không thôi. Chúng ta không thể đồng tình với quan điểm đổ lỗi cho “lỗ hổng” pháp luật hay cơ chế quản lý, chẳng có lỗ hổng nào ở đây, còn Bộ TN&MT là cơ quan quản lý nhà nước đã làm những gì với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để có thể ngăn chặn sự cố môi trường khi các dự án còn đang vận hành thử nghiệm. Chắc chắn chỉ có thể là sự kiểm tra, đánh giá cụ thể, hay nói cách khác phải quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy trình và trách nhiệm mà Luật đã quy định cụ thể. Vấn đề này, với tư cách của Đại biểu dân cử, chúng tôi sẽ chuyển ý kiến tới Bộ trưởng Bộ TN&MT để trả lời, nhằm rộng đường dư luận.

Vụ Formosa, trách nhiệm thuộc về ai?

Pháp luật bảo vệ môi trường đã có đủ, rõ ràng, sao sự cố môi trường vẫn xảy ra, ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Nói thiếu ở đây chỉ là thiếu trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn, của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứ không phải thiếu luật. Quyết định 25/2014/QĐ-TTg ngày 25/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT, trong đó có quy định Tổng cục Môi trường phải tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm các dự án (điểm đ khoản 8 Điều 2). Như vậy, pháp luật quy định rõ rồi, không có lỗ hổng nào! Điều này được hiểu, một dự án muốn vận hành thử nghiệm phải chịu sự giám sát của Tổng cục Môi trường về các biện pháp bảo vệ môi trường chứ không phải pháp luật bỏ sót để chủ đầu tư muốn thử gì cũng được.

Như vậy, khi sự cố xảy ra không do thiên tai, bất khả kháng mà có căn cứ chứng minh do yếu tố con người thì vấn đề trách nhiệm pháp lý phải được đặt ra. Trong sự cố môi trường vừa qua, cần thiết phải kiểm tra, xem xét, đánh giá trước hết trách nhiệm của chủ đầu tư khi vận hành thử nghiệm dự án có tuân thủ đầy đủ theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường hay không, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (cụ thể cơ quan phê duyệt ĐTM) đã thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 28 của Luật và Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hay chưa để có câu trả lời minh tường nhất, pháp luật có đủ mạnh và đủ nghiêm hay không trước hàng loạt những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra từ những dự án vừa qua?

Dự án Formosa đã gây ra sự cố môi trường ngay trong khi chưa đi vào vận hành (tức là còn trong giai đoạn vận hành thử nghiệm). Đây là bài học đắt giá đối với chúng ta trong giai đoạn phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm tính bền vững của môi trường. Thực tế cho thấy, giai đoạn vận hành thử nghiệm vô cùng quan trọng và phải được cơ quan quản lý nhà nước hết sức chú trọng vì nếu không giám sát chặt chẽ, theo đúng luật định và tận tâm với trách nhiệm công vụ cũng như tương lai giống nòi, dân tộc thì thảm họa môi trường đương nhiên có thể xảy ra. Hơn nữa, nếu cơ quan quản lý Nhà nước không thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát chặt chẽ giai đoạn thử nghiệm này thì lẽ nào cứ để thảm họa môi trường xảy ra rồi loay hoay khắc phục và đòi bồi thường hay sao? Điều này sẽ biến môi trường tự nhiên tươi đẹp của đất nước ta thành bãi rác của nhiều dự án, thảm họa ô nhiễm, độc hại đem lại cho chính chúng ta và các thế hệ con cháu mai sau phải gánh chịu. Hậu quả môi trường không dễ dàng đo đếm nên số tiền bồi thường dù lớn đến bao nhiêu cũng không bù đắp được sự tươi đẹp yên bình của đất nước và sức sống của dân tộc.

Thiết nghĩ, để có câu trả lời thỏa đáng với nhân dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tiếp tục điều tra, làm rõ căn nguyên gây ra sự cố, chỉ ra biện pháp ngăn chặn, khắc phục triệt để hậu quả, đồng thời làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm từng bên liên quan. Thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng “Chính phủ quyết tâm xử lý kiên quyết hành vi vi phạm, tuyệt đối không có sự bao che dung túng”để sớm rút ra kinh nghiệm có tính thực tiễn về bài học môi trường, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cho các dự án khác ở Việt Nam. Hãy vì sự sống lâu dài và khỏe mạnh của thế hệ mai sau, đừng đánh đổi môi trường lấy sự phát triển thiếu bền vững!

Theo luật sư Nguyễn Văn Chiến/baochinhphu.vn

Thể thao
上一篇:Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
下一篇:Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển