【lich bong đa y】Giám sát “túi tiền” quốc gia
Trong những năm qua,ámsáttúitiềnquốlich bong đa y hoạt động giám sát chung của Quốc hội (QH), giám sát tài chính - ngân sách của các cơ quan của QH được đánh giá cao, đem lại hiệu ứng tích cực trong hoạt động NSNN.
Giai đoạn 2003-2013, thực hiện Luật NSNN và Luật Hoạt động giám sát của QH, Ủy ban Tài chính- Ngân sách đã tiến hành giám sát nhiều chuyên đề như: “Đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp nông thôn”, “Công tác CPH DNNN”, “Đền bù giải phóng mặt bằng”, “Các quỹ tài chính ngoài ngân sách”, “Thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng TPCP giai đoạn 2006-2012”… Nội dung giám sát đều là những vấn đề bức xúc, được dư luận quan tâm, có ảnh hưởng đến NSNN. Vì vậy, hoạt động giám sát đã có kết quả cao, phản ánh khá toàn diện, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của vấn đề. Đây là điều kiện bảo đảm cho việc quản lý và điều hành NSNN đúng luật và Nghị quyết của QH về NSNN, bảo đảm thực quyền của các cơ quan dân cử.
Ngoài ra, hoạt động giám sát đã bảo đảm QH quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSTƯ (tại kỳ họp cuối năm) và phê chuẩn quyết toán NSNN (tại kỳ họp giữa năm) đúng trình tự, chất lượng ngày càng được nâng cao. Trước các kỳ họp QH, cơ quan thẩm tra của QH đều thực hiện các cuộc giám sát thường xuyên về dự toán NSNN, phân bổ NSTƯ và quyết toán NSNN tại các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước… trong sử dụng NSNN.
Hoạt động giám sát trong lĩnh vực này còn bảo đảm công khai, minh bạch ngân sách nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát của các cơ quan chức năng. Công tác giám sát NSNN được xem là chìa khóa, góp phần bảo đảm quản lý NSNN lành mạnh, bền vững, hiệu quả; bảo đảm an ninh tài chính; cho phép cơ quan quản lý phát hiện, phòng ngừa những nguy cơ xảy ra đối với công tác quản lý, điều hành NSNN, tác động xấu đến kinh tế vĩ mô và nền tài chính quốc gia. |
Đối với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thời gian qua đã thực hiện giám sát bao quát các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tất cả các khâu từ lập dự toán NSNN, phân bổ NSTƯ, phân bổ NSĐP đến khâu lập dự toán và quyết toán NSNN, công tác quản lý thuế, quản lý dự trữ quốc gia, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… Ủy ban đã tổ chức phiên điều trần về hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; phiên giải trình về vấn đề nợ công và quản lý nợ công; giải trình về thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí…
Hoạt động giám sát thường xuyên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở đánh giá công tác điều hành, quản lý tài chính ngân sách của Chính phủ. Hàng năm, để thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ủy ban đã tiến hành giám sát tại các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Báo cáo giám sát của Ủy ban là nguồn thông tin quan trọng giúp QH, Ủy ban Thường vụ QH và đại biểu QH có cơ sở thảo luận, đánh giá báo cáo của Chính phủ. Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2012, Ủy ban đã tổ chức 24 đoàn giám sát, khảo sát làm việc với 27 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 28 lượt bộ, ngành, đơn vị, tổ chức.
Hoạt động giám sát của Ủy ban đã góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Các chuyên đề tập trung vào các vấn đề có tác động lớn đối với việc tạo nguồn thu NSNN và sử dụng NSNN, được dư luận xã hội cả nước quan tâm. Kết quả giám sát chuyên đề đã được sử dụng trong các báo cáo thẩm tra của Ủy ban trình QH, làm cơ sở hình thành các Nghị quyết quan trọng của QH liên quan đến NSNN.
Trong giám sát, Ủy ban chú trọng xây dựng kế hoạch, đề cương. Việc giám sát không chỉ dừng ở khâu nghe báo cáo mà còn tiếp cận trực tiếp đối tượng giám sát, sâu sắc ở cấp cơ sở. Vì vậy, báo cáo kết quả giám sát luôn đánh giá trung thực, khách quan, phát hiện những vấn đề nổi cộm trong thực tế, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho công tác thẩm tra, quyết định các vấn đề NSNN và công tác xây dựng pháp luật.
TS. Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam: Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Quốc hội tăng cường giám sát ngân sách Liên hợp quốc tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ Quốc hội và HĐND các cấp nhằm tăng cường năng lực thực hiện chức năng giám sát của các cơ quan này. Các tổ chức Liên hợp quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Quốc hội nhằm tăng cường hơn nữa chức năng đại diện cho nhu cầu của người dân, đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Ngân sách là công cụ chính sách quan trọng nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu quốc gia, bao gồm cả đảm bảo bình đẳng và phân bổ nguồn lực một cách công bằng. Các cơ quan dân cử thực hiện "thẩm quyền về ngân khố" của họ. Đó là nơi có tiếng nói cuối cùng trong việc quyết định về cách phân bổ nguồn lực tài chính của quốc gia và đảm bảo giám sát việc sử dụng các nguồn lực công được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, vai trò của các cơ quan dân cử, kể cả Quốc hội trong quyết định và giám sát ngân sách, vẫn còn hạn chế, tuy nhiên, hiện nay đang có sự quyết tâm nhằm thay đổi tình trạng hiện tại. Ông Lê Văn Hoạt - Phó Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội : Mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong chi tiêu Đề nghị mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Trong đó, cho phép chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định chi tiêu theo ưu tiên của địa phương, phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải trình và chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền. Đồng thời cần có cơ chế điều tiết số kết dư ngân sách quá lớn của một địa phương nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN. Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với địa phương và đảm bảo khả năng cân đối NSĐP. Ths. Nguyễn Minh Tân- Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách (Văn phòng Quốc hội): Vẫn có sự thỏa hiệp trong lập dự toán Hệ thống NSNN vẫn mang tính lồng ghép, cấp trên vẫn can thiệp vào cấp dưới trong các khâu lập, duyệt, tổng hợp dự toán và phân bổ ngân sách, do đó, đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của ngân sách cấp dưới làm cho quá trình lập dự toán NSNN ở địa phương còn mang tính hình thức. Quốc hội quyết định dự toán NSNN là đã bao gồm cả dự toán NST.Ư và dự toán NSĐP. HĐND quyết định dự toán NSĐP chỉ là sự cụ thể hóa hoặc quyết định cái đã được cấp trên quyết định. Quy trình lập dự toán NSNN ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp, trải qua rất nhiều đầu mối với các thủ tục hành chính. Sự thỏa hiệp, thương lượng trong quá trình lập dự toán ngân sách vẫn xảy ra. T.Th(ghi) |
TS. Bùi Đặng Dũng (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH)
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/277e798804.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。