您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả gladbach】Thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Bộ Tài chính dự kiến đối tượng quản lý 正文

【kết quả gladbach】Thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: Bộ Tài chính dự kiến đối tượng quản lý

时间:2025-01-26 01:06:23 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Cần cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử Ảnh minh họaThiếu chính sách khó q kết quả gladbach

thuong mai dien tu doi voi hang hoa xuat nhap khau bo tai chinh du kien doi tuong quan ly 110687
Cần cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử Ảnh minh họa

Thiếu chính sách khó quản lý

TheươngmạiđiệntửđốivớihànghóaxuấtnhậpkhẩuBộTàichínhdựkiếnđốitượngquảnlýkết quả gladbacho đánh giá của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), hiện nay Việt Nam chưa có chính sách quản lý riêng đối với hàng hóa XNK được giao dịch qua thương mại điện tử. Việc quản lý chuyên ngành còn nhiều thủ tục phức tạp, trong một số trường hợp còn không thể thực hiện được nếu hàng hóa được XNK là hàng hóa của cá nhân với số lượng nhỏ. Do không có thủ tục riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử nên người mua, người bán khi thực hiện thủ tục đối với cơ quan quản lý nhà nước thì thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Có thể là hàng quà biếu, quà tặng, hàng không có chứng từ thương mại… Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thống kê số liệu, thu thập thông tin phục vụ việc quản lý rủi ro…

Với xu hướng hiện tại, cùng với yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam cần thiết phải có các quy định riêng cho hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK để đảm bảo quản lý của nhà nước và tạo khung pháp lý để các đối tượng tham gia giao dịch thương mại điện tử được thực hiện đúng quy định pháp luật.

Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm 4 chương:

Chương I. Tổng quan về thương mại điện tử, tập trung nghiên cứu: khái niệm thương mại điện tử, giao dịch thương mại điện tử, thanh toán và nêu rõ các đối tượng trong giao dịch thương mại điện tử.

Chương II. Thực trạng quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tại Chương này sẽ đề cập đến công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại một số nước trên thế giới. Trọng tâm của Chương sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam, nêu rõ thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc từ hoạt động thương mại điện tử của các đối tượng tham gia giao dịch đến công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ chế chính sách,…

Chương III. Mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở thực trạng tại Chương II, Chương này tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo từng đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Chương IV. Tổ chức thực hiện.

Chính vì vậy, trong dự thảo đề án Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đưa ra mô hình và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK với lộ trình cụ thể từ việc tuyên truyền, khuyến khích các đối tượng tham gia, đến bắt buộc một số đối tượng nhất định tham gia và tiến tới tất cả các đối tượng tham gia. Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), trong khuôn khổ đề án sẽ tập trung đến các giao dịch thương mại điện tử được hình thành trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các website thương mại điện tử bán hàng.

Hai hình thức hoạt động phổ biến

Hiện hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa XNK ở Việt Nam thường được thực hiện theo 2 hình thức: Người mua tại Việt Nam thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam (hàng NK); người mua tại nước ngoài thực hiện đặt hàng hóa tại Việt Nam sau đó hàng hóa được chuyển ra nước ngoài cho khách hàng (hàng XK).

Hoặc các DN kinh doanh thương mại điện tử (thường là các chủ sàn giao dịch thương mại điện tử) thực hiện việc NK hàng hóa về Việt Nam (hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan), khi khách hàng đặt hàng DN thực hiện giao hàng hóa cho khách hàng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo phân tích của ban soạn thảo, hiện nay nhiều DN Việt Nam có nhu cầu đưa hàng hóa về Việt Nam trước khi có đơn hàng và số hàng hóa này có thể thực hiện giao cho khách hàng tại Việt Nam hoặc giao cho khách hàng tại nước ngoài. Nếu thực hiện thủ tục NK và XK theo đúng quy định thông thường thì không khuyến khích các DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, do đó, cần có cơ chế quản lý riêng với loại hình hàng hóa này.

Chính vì vậy, Bộ Tài chính đang dự kiến có hai mô hình được quản lý. Thứ nhất, hoạt động thương mại điện tử mà người mua thực hiện đặt hàng sau đó hàng hóa mới được vận chuyển về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam. Việc quản lý của các cơ quan quản lý không phân biệt hàng hóa được vận chuyển về Việt Nam hay ra khỏi Việt Nam bằng được bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.

Thứ hai, hoạt động thương mại điện tử mà DN kinh doanh thương mại điện tử thực hiện vận chuyển hàng hóa về Việt Nam hoặc ra khỏi Việt Nam trước khi người mua hàng thực hiện đặt hàng trên các trang thương mại điện tử. Khi đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực. Hàng hóa khi về Việt Nam được lưu giữ tại địa điểm đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục hải quan (chưa thực hiện nghĩa vụ về thuế, cấp phép, kiểm tra chuyên ngành). Khi phát sinh các đơn hàng, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thực hiện thủ tục NK (đối với người mua tại Việt Nam) và thực hiện thủ tục XK (đối với người mua ở nước ngoài) để giao hàng cho khách hàng.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, dự thảo đề án đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động thương mại đối với từng đối tượng tham gia giao dịch, cũng như các giải pháp để thông quan nhanh hàng hóa.