【bxh hạng nhì quốc gia】Đặc sản vùng miền tự thua?
Giá chè Việt chỉ bằng 1/5 chè Trung Quốc
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, từ năm 2008, Việt Nam đã có trên 40 mặt hàng đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia và trên 750 các mặt hàng đặc sản khác nhau. Các mặt hàng đặc sản vùng miền đem lại thu nhập và việc làm cho trên 10 triệu lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Mặc dù tiềm năng cũng như nhu cầu đối với các đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn, nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế.
Ông Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Yên Bái có 5 đặc sản nổi tiếng là các sản phẩm từ cây quế, chè, sơn tra, gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm từ cây sắn, ngoài ra còn có khoai tím, hồng không hạt Lục Yên, bưởi Đại Minh... Song các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của Yên Bái còn rất nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Dù tỉnh đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này nhưng sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn hạn chế, đặc biệt, giá bán sản phẩm vẫn chưa được cao so với giá trị của sản phẩm.
Đơn cử như mặt hàng chè, Yên Bái có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước với sản lượng chè khô hàng năm đạt 32.000 tấn. Không chỉ vậy, Yên Bái còn có vùng chè đặc sản - vùng chè cổ thụ có tuổi đời đến 300 năm tuổi, giá bán bình quân chỉ từ 300.000-1.500.000 đồng/kg. Theo ông Long, giá trị đặc sản thấp một phần do người dân không giữ gìn được thương hiệu sản phẩm nên có thời gian chè bị lẫn lộn với các loại chè cấp thấp nên giá chè không cao. Trong 3 năm trở lại đây, giá bán cao nhất loại chè đặc sản cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng/kg. “Vùng chè Yên Bái tương đương với chè Vân Nam- Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc bán sang thị trường châu Âu có giá từ 16-20 triệu đồng/kg”, ông Long so sánh.
Giống với Yên Bái, Tuyên Quang là tỉnh có đặc sản chè, bưởi, cam…, chỉ riêng huyện Yên Sơn có đến 4.000ha cam. Thế nhưng theo ông Đỗ Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, khó khăn nhất là khâu kết nối giữa bà con trồng cam với các DN, các nhà phân phối, nhà tư vấn để nâng cao giá trị kinh tế cho đầu ra của sản phẩm. Hiện đầu ra của sản phẩm này chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ tự liên kết, tự quảng bá qua các hội chợ, một phần bán tại chỗ. Lượng tiêu thụ qua các kênh phân phối truyền thống cũng cao nhưng giá trị kinh tế mang lại chưa nhiều, vì mới chỉ ở góc độ trong làng quê.
XK qua kênh du lịch
Có thể thấy, đầu ra cho sản phẩm vùng miền còn gặp khó khăn là do nhận thức và đánh giá về việc phát triển sản phẩm và thương hiệu đặc sản cho mỗi địa phương còn hạn chế. Ngoài ra, bao bì và kiểu dáng của các sản phẩm chưa đa dạng là “điểm trừ” cho đặc sản của Việt Nam không chỉ ở thị trường nội địa mà cả thị trường nước ngoài.
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho rằng, đặc sản Việt Nam chưa kết nối được với hệ thống du lịch để XK tại chỗ. Ở một số nước, họ có nhà hàng bán các đặc sản cho khách du lịch nước ngoài, do đó Việt Nam cần tận dụng khách du lịch để quảng bá sản phẩm vùng miền. “Làm sao để các đặc sản Việt Nam có trong thực đơn của các nhà hàng trong hệ thống du lịch. Khách du lịch họ cảm nhận được sản phẩm của Việt Nam, họ cũng chính là những người quảng bá sản phẩm của chúng ta với du khách nước họ”, ông Hòa nêu quan điểm.
Thêm nữa, để du khách biết đến đặc sản, các cơ sở, các DN làm ra đặc sản cần đặt mình vào vị trí người mua đáp ứng yêu cầu, sở thích của khách hàng, tạo sự khác biệt nhằm tạo chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay, hầu hết đặc sản của Việt Nam do các DNNVV sản xuất và có quy mô nhỏ lẻ, theo phương pháp thủ công. Do vậy, cần phải có sự sàng lọc, chọn lựa, đổi mới phương thức sản xuất thông qua sự đầu tư, gắn kết nhằm nâng quy mô sản xuất, tạo giá trị khác biệt trong sản phẩm.
Cùng với việc tổ chức lại quy mô sản xuất, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holding) Coroperation còn nhấn mạnh đến yếu tố truyền thông, quảng bá các thương hiệu đặc sản vùng miền. Theo đó, Nhà nước cần hỗ trợ pháp lý cho mô hình chợ đặc sản, kết nối với các địa phương để hình thành hệ thống cung ứng hàng hóa và phân phối, đảm bảo yêu cầu chất lượng và nguồn gốc.
Bình luận thêm về ý kiến này, ông Long cho hay, Yên Bái đang kết nối với một công ty sản xuất đất hữu cơ để trồng sản phẩm sạch, vùng nguyên liệu, có chỉ dẫn địa lý cho từng gia đình, từng đơn vị nhằm kết nối với các thị trường lớn, các siêu thị và các nhà phân phối. “Yên Bái rất hy vọng xây dựng được thương hiệu đặc sản thông qua thu hút đầu tư từ các DN để đưa hàm lượng chất xám vào cây chè, nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm”, ông Long nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Bồi dưỡng học sinh giỏi
- ·Bắt giữ số lượng dầu “khủng” trên vùng biển tỉnh Cà Mau
- ·Bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Tuyển sinh các ngành liên thôngchính quy và hệ vừa làm vừa học
- ·Thông tin cơ bản tuyển sinh đầu cấp năm học 2017
- ·Bàn giao Nhà đồng đội
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Để trường nghề, trung cấp khởi sắc tuyển sinh
- ·An toàn lưới điện mùa mưa bão
- ·Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Thắm tình đồng đội
- ·Sẵn sàng ứng cứu khi ngư dân gặp nạn
- ·Nỗ lực vượt vũ môn
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Khánh thành Nhà truyền thống TX. Giá Rai