Giao thông bứt phá Vốn là “tử huyệt” đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Ninh từ nhiều năm trước đây,gỡu19 chau au thì nay, hạ tầng giao thông của địa phương này đã có sự bứt phá lớn. Nhìn lại, trước năm 2010, điểm nhấn về giao thông duy nhất của Quảng Ninh chỉ có cây cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản. Các tuyến quốc lộ hầu hết xuống cấp, thiếu tính kết nối vùng, đường tỉnh chỉ đạt cấp IV miền núi, đường liên xã bê tông hóa chỉ đạt trên 30% và xuống cấp. Để đi từ TP Hạ Long đến các địa phương khu vực miền Đông, miền Tây của tỉnh, nếu đi bằng ô tôcũng mất từ 2-5h... Còn từ Hà Nội về đến Quảng Ninh cũng phải 4-5 tiếng đồng hồ.
Bước sang giai đoạn 2010-2017, Quảng Ninh đã mạnh dạn tự "cởi trói", tháo gỡ "nút thắt" hạ tầng giao thông. Theo đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", thì Quảng Ninh đã dành tổng quỹ đất lên đến 12.000 ha cho phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2020. Và mới đây, sau kỳ họp thứ 7 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, con số này đã được nâng lên là trên 13.000 ha, đến năm 2030 là trên 15.700 ha. Cũng theo Đề án, tỉnh Quảng Ninh đã lượng hóa được nguồn vốn cần phải có để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2015-2020 đã là trên 76.600 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn từ nguồn ngân sách tỉnh là khoảng 10.173 tỷ đồng. Tiếp đó, giai đoạn từ 2020 – 2030 phải cần đến gần 79.500 tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, những dự ánhạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được triển khai với tổng mức đầu tưlên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đang thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông của địa phương này. Có thể kể đến như: dự án nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long – Uông Bí, Hạ Long - Mông Dương, Mông Dương - Móng Cái; nâng cấp QL18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, đường tỉnh 340, 329, đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, QL18C, cảng Cái Lân… Đặc biệt, năm 2014 - 2015 Quảng Ninh đã tổ chức khởi công nhiều dự án hạ tầng giao thông mang tính chiến lược, như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Sân bay Vân Đồn,… Việc hoàn thiện tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng hơn 13.000 tỷ đồng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hạ Long và Hải Phòng xuống còn 25 km, thay vì khoảng 70 km như hiện nay. Với vận tốc thiết kế 100 km/h, kết nối vào đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội sẽ rút ngắn được khoảng 60 km từ Hạ Long đi Hà Nội và thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 90 phút, thay vì 200 phút. Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT với tổng kinh phí gần 14.000 tỷ đồng sẽ giúp hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch của Quảng Ninh được hoàn chỉnh hơn. Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh tại Vân Đồn với tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, là điểm nhấn quan trọng và là động lực để phát triển Vân Đồn trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Lời giải BOT Với hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng trong những năm qua và cả giai đoạn tới, Quảng Ninh đã xoay sở như thế nào? Câu trở lời chính là hợp tác công tư (PPP) thông qua hình thức hợp đồng BOT với các nhà đầu tư. Theo thống kê của Sở Giao thông và vận tải Quảng Ninh, đến nay, Quảng Ninh đã có 4 dự án giao thông trọng điểm được triển khai bằng hình thức hợp đồng BOT, gồm dự án Cầu Bạch Đằng; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; dự án Cảng hàng không Quảng Ninh; Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Uông Bí. Đây đều là những dự án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Nhờ những công trình này mà các cửa ngõ giao thông quan trọng để Quảng Ninh kết nối với quốc tế đều đã được mở. Không những thế, việc hoàn thành hai tuyến cao tốc từ Hải Phòng về đến Vân Đồn, khởi công cao tốc từ Vân Đồn- Móng Cái cũng bằng hình thức BOT cùng trong năm 2018 này thì chắc chắn đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh sẽ có gần 200km đường cao tốc. Và các dòng vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác tại Quảng Ninh sẽ lên đến con số hàng tỷ USD. Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh từng khẳng định, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì Quảng Ninh phải chờ đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể làm được. Cũng chính vì thế, khi mà Trung ương tính toán vay vốn ODA để thực hiện dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thì Quảng Ninh đã chủ động xin ý kiến để tỉnh tự huy động nguồn vốn và đã được chấp thuận. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đầu tư vào các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn theo hình thức hợp đồng BOT, như: Đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Cảng khách quốc tế Hòn Gai và dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả theo hình thức BT. Với việc triển khai đồng loạt các dự án giao thông lớn, đã không chỉ làm thay đổi hiện trạng giao thông của địa phương này mà còn giúp Quảng Ninh sở hữu thêm nhiều “cái đầu tiên”. Cảng hàng không Quảng Ninh là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư. Cầu Bạch Đằng là công trình phức tạp và kỹ thuật khó đầu tiên hoàn toàn do các kỹ sư Việt Nam thực hiện. Và tuyến cao tốc của Quảng Ninh kết nối với tuyến cao tốc kéo dài từ Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai sẽ trở thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, là hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía bắc Việt Nam với Trung Quốc. |