当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ số werder bremen】Công tác cán bộ là cái gốc: Vì sao "lên rồi khó xuống"? 正文

【tỷ số werder bremen】Công tác cán bộ là cái gốc: Vì sao "lên rồi khó xuống"?

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-10 20:33:57

Quang cảnh kỳ họp thứ 23 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Bộ Chính trị ngày 8/9/2022 đã ra Thông báo số 20-TB/TW "Kết luận về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật."

Cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, được khuyến khích tự nguyện từ chức, nếu không tự nguyện từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm đúng quy định theo phương châm "có vào, có ra, có lên, có xuống."

Bị kỷ luật nhiều, từ chức rất ít

Về Kết luận của Bộ Chính trị, Tiến sỹ Lê Trung Kiên (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) khẳng định: "Chủ trương này góp phần củng cố niềm tin cho nhân dân và đội ngũ cán bộ về quy trình, quy chuẩn trong công tác cán bộ của Đảng; có ý nghĩa sâu sắc khi cán bộ được cất nhắc cần phải "thanh khiết", có trách nhiệm chính trị và đạo đức công vụ để đảm trách tốt vị trí công tác. Khi cán bộ mắc vi phạm, bị kỷ luật và không còn uy tín chính trị nữa thì nên thể hiện văn hoá từ chức nhằm giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức Đảng và kỷ cương của xã hội."

Báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87.000 đảng viên, cán bộ, tăng 18% so với nhiệm kỳ XI.

Trong số đó, chỉ riêng cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật tăng gấp 10 lần so với nhiệm kỳ trước, gồm 113 đảng viên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cả đương nhiệm và đã nghỉ, hơn 30 sỹ quan cấp tướng trong các lực lượng vũ trang.

Còn theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, trong đó có trường hợp bị xử lý hình sự. Trong thời gian này có 20.300 cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật, một số còn bị xử lý hình sự, trong khi đó, số lượng cán bộ tự nguyện từ chức rất ít.

Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương, từ năm 2009 đến năm 2019, cả nước chỉ có 2.268 trường hợp từ chức, chủ yếu ở các địa phương.

Có 696 cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý (chiếm 30,68%, gồm 37 cán bộ thuộc các cơ quan Trung ương, 48 cán bộ cấp tỉnh, 186 cán bộ cấp huyện và 425 cán bộ cấp xã).

Có 755 cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe (chiếm 33,28%, trong đó có 299 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 119 cán bộ cấp tỉnh, 127 cán bộ cấp huyện và 210 cán bộ cấp xã).

Có 124 cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cấp dưới có liên quan trách nhiệm của mình (chiếm 5,46%, trong đó có tám cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 46 cán bộ cấp tỉnh, 14 cán bộ cấp huyện, 56 cán bộ cấp xã).

Có 693 cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác (chiếm 30,55%, trong đó có 138 cán bộ ở các cơ quan Trung ương, 137 cán bộ cấp tỉnh, 123 cán bộ cấp huyện và 295 cán bộ cấp xã).

Trước khi có Thông báo số 20-TB/TW thì Bộ Chính trị đã ra Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 "về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ."

Quy định 41 bổ sung một điều mới về việc bố trí công tác đối với cán bộ sau khi từ chức, nêu rõ cán bộ đã từ chức và được bố trí công tác khác, nếu sau đó được đánh giá tốt, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và khắc phục được những yếu kém, sai phạm, khuyết điểm thì có thể được xem xét để quy hoạch, tiếp tục bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

Ngày 19/5/2018 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong số các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có việc "xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hoá ứng xử của cán bộ; hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc "có lên, có xuống," "có vào, có ra" trở thành bình thường trong công tác cán bộ."

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc "có lên, có xuống, có ra, có vào" và văn hóa từ chức vẫn diễn ra hết sức chậm chạp, chưa trở thành "điều bình thường."

Rất nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp dù trình độ, sức khỏe, nhận thức không đáp ứng yêu cầu công việc, có mức độ tín nhiệm thấp, thậm chí nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, vẫn "kiên trì" bám trụ vị trí của mình.

Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, cán bộ vi phạm kỷ luật mà chưa đến mức bị xử lý hình sự thì vẫn có thể tiếp tục đảm nhiệm các vị trí trong cơ quan. Nếu họ không tự giác rút lui khỏi vị trí đang đảm nhiệm thì rất khó thay thế họ theo các quy định pháp lý.

Chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức thực ra là mở cho họ con đường nhẹ nhàng nhất, khơi dậy sự liêm sỉ trong cán bộ để họ tự giác rời "ghế". Còn nếu họ không tự giác thì sẽ bị miễn nhiệm.

Ông Lê Thanh Vân cho rằng việc cán bộ lãnh đạo bị hoen ố thanh danh mà vẫn "bám ghế" là một thực tế nhức nhối, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Đi tìm nguyên nhân

"Từ chức" theo Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị "về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ" là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp thứ 21. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Khi một cán bộ mắc sai phạm, sẽ bị xem xét kỷ luật Đảng, đồng thời với kỷ luật hành chính trong trường hợp sai phạm chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì người cán bộ này vẫn được giữ cương vị như cũ. Người nào coi trọng danh dự thì sẽ tự nguyện từ chức vì thấy bản thân không đủ uy tín để lãnh đạo tập thể. Người nào thiếu lòng tự trọng thì cố bám lấy chức vụ.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhận định sở dĩ nhiều cán bộ, công chức bị kỷ luật nhưng không từ chức là có nhiều nguyên nhân, trong đó có tâm lý của người Việt Nam.

Người Việt chưa có văn hóa từ chức, coi việc từ chức là không bình thường, rất nặng nề. Chưa kể, chức vụ thường gắn với quyền lực, bổng lộc, "Một người làm quan, cả họ được nhờ" - nên tự nguyện rời bỏ quyền lực là chuyện không dễ dàng.

Ông Phúc cho rằng một lý do khác quan trọng khiến việc từ chức của cán bộ chưa nhiều là do hiện nay vẫn còn tình trạng "chạy chức, chạy quyền." Những người yếu kém, không đủ phẩm chất năng lực lại thường là những người chạy chức, chạy quyền, lo lót để có được cái ghế. Do đó, cho dù để xảy ra sai phạm hay không đủ năng lực để đáp ứng vị trí công việc thì họ vẫn không dễ gì từ bỏ cái ghế mà phải "chạy" mới được.

Theo Tiến sỹ Phan Đăng An, Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban Tổ chức Trung ương, mặc dù đã có các quy định liên quan đến việc từ chức của cán bộ, nhưng việc triển khai trên thực tế rất khó khăn. Việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, đồng bộ, vẫn có địa phương, đơn vị bị động, lúng túng trước các vấn đề phát sinh. Một số trường hợp cán bộ tự nguyện từ chức nhưng chậm được giải quyết, quy trình thủ tục rườm rà, thiếu cụ thể và chặt chẽ dẫn đến việc tự nguyện từ chức của cán bộ vì lợi ích chung chưa có nhiều.

Việc kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ còn nể nang dẫn đến việc thiếu căn cứ để đề xuất thực hiện miễn nhiệm hoặc cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu cấp ủy và cơ quan thường có tâm lý né tránh, chưa quyết tâm vận động, thuyết phục cán bộ thôi giữ chức vụ hoặc từ chức vì lợi ích chung, nhất là những trường hợp do năng lực hạn chế hoặc không đủ uy tín để lãnh đạo, quản lý hoặc có sai phạm, khuyết điểm.

Tiêu chí, quy trình, cơ chế đánh giá cán bộ chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng đánh giá theo cảm tính, dẫn đến thiếu cơ sở rõ ràng để giải quyết việc từ chức. Việc giải quyết các trường hợp từ chức còn mang tính chất nể nang, ngại va chạm, để cán bộ giữ chức vụ đến hết nhiệm kỳ, sau đó không bổ nhiệm lại hoặc không giới thiệu ứng cử; hoặc điều động, bổ nhiệm sang giữ chức vụ khác tương đương hoặc thấp hơn.

Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có những quy định rõ ràng cũng như khuyến khích cán bộ từ chức khi có sai phạm, không đủ uy tín, song chúng ta chưa xây dựng được thiết chế thuận tiện để cán bộ đã từ chức, nghỉ việc quay trở lại làm việc sau một thời gian gây dựng lại uy tín. Thực tế cho thấy, những cán bộ đã từ chức, nghỉ việc thì rất khó có cơ hội trở lại hệ thống công quyền.

Tiến sỹ Phan Đăng An nhấn mạnh cần có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để xây dựng văn hóa từ chức. Khi từ chức trở thành một vấn đề bình thường trong công tác cán bộ thì sẽ bảo đảm đội ngũ cán bộ ngày càng có chất lượng, đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn và giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra. Cùng với các quy định cụ thể về từ chức, cần triển khai các nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị, tư tưởng; bổ sung, hoàn thiện thể chế; các giải pháp về công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác cán bộ.

Cần tăng cường quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định nêu gương. Ðẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đề cao danh dự, lòng tự trọng; nâng cao trách nhiệm, tinh thần, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội về văn hóa từ chức, khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có dũng khí, tự trọng, biết tự nguyện từ chức, định hướng dư luận xã hội có quan điểm, thái độ tích cực đối với những người tự nguyện từ chức, để vấn đề "từ chức" trở thành vấn đề bình thường./.

Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

标签:

责任编辑:La liga