当前位置:首页 > Cúp C1 > 【soi kèo leed】Giá dầu giảm và "lợi ích kép" của chính quyền Obama

【soi kèo leed】Giá dầu giảm và "lợi ích kép" của chính quyền Obama

2025-01-26 03:00:48 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

gia dau giam va quotloi ich kepquot cua chinh quyen obama

Giá dầu liên tục giảm và ít khả năng tăng lại trong năm 2015

Trên mặt trận đối nội,ádầugiảmvàampquotlợiíchképampquotcủachínhquyềsoi kèo leed giá nhiên liệu giảm sẽ trở thành động lực thúc đẩy chi tiêu cá nhân cũng như niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tất nhiên, các lợi ích này sẽ thực sự có ý nghĩa nếu đà giảm giá hiện nay được duy trì một thời gian nữa, điều mà nhiều nhà quan sát tin là sẽ như vậy.

Nhà kinh tế trưởng Doug Handler thuộc Tập đoàn IHS (Mỹ) nhận định xu hướng giá dầu giảm sẽ mang tính dài hạn, có thể cho tới cuối thập kỷ này. Tại thị trường Mỹ, giá xăng có thể giảm xuống mức 2,5 USD/Gallon vào đầu năm 2015. Động thái này sẽ giúp cho một người dân Mỹ tiết kiệm bình quân 750 USD trong năm 2015. Như vậy, các lợi ích nội địa đối với chính quyền Obama là rất rõ.

Giá dầu giảm sẽ mang lại lợi ích gì đối với chiến lược của Mỹ trên toàn cầu thì chưa rõ rệt, song có vẻ cũng rất hấp dẫn. Vô hình chung, các quốc gia bị tác động mạnh nhất bởi giá dầu giảm lại nằm trong danh sách những nước mà Mỹ "không ưa", như Iran, Syria, Nga, Venezuela... Trong khi đó, rất nhiều nước trong danh sách bạn bè tốt của Mỹ được hưởng lợi, trong đó có Jordan, Ai Cập, Israel và Nhật Bản.

Thực vậy, giá dầu giảm đang trở thành một tác nhân thay đổi cuộc chơi địa chính trị hiện nay. Mức giá thấp hiện nay có thể giúp kích thích tăng trưởng tại châu Âu trong bối cảnh tăng trưởng chậm chạp của khu vực đang nổi lên trở thành mối lo ngại thực sự.

Trong khi đó, giá dầu giảm khiến Nga và Iran bị tổn hại do phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ. Cả hai nước này đang chịu những áp lực kinh tế từ các lệnh cấm vận của Mỹ, trong trường hợp của Nga là vì vấn đề Ukraine, còn trong trường hợp Iran là vì chương trình hạt nhân. Giá dầu thấp hơn có tác dụng là chất hoóc-môn giúp gia tăng hiệu quả của các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Một quan chức cấp cao của Mỹ không nêu danh tính nhận định với "Nhật báo Phố Wall" rằng: "Tác động kép với Nga sẽ là rất nghiêm trọng, và chúng ta đã thấy Nga phải giảm dự báo tăng trưởng, và Nga có thể rơi vào suy thoái". Quan chức này cũng nhận định chắc chắn Nga sẽ phải có sự thỏa hiệp về vấn đề Ukraine. Trong khi đó, Iran cũng trong tình thế khó khăn tương tự, và từ quan điểm của Mỹ thì rất đúng lúc.

Chính quyền Obama có thể có 3 tháng để ép Iran ký vào một thỏa thuận dài hạn về chương trình hạt nhân của nước này. Thêm vào đó, áp lực kinh tế thêm này sẽ giúp Nhà Trắng thuyết phục được Quốc hội không nhất thiết phải áp đặt thêm các lệnh trừng phạt kinh tế với Iran, vấn đề mà chính quyền của ông Obama đang lo ngại sẽ hủy hoại các cuộc đàm phán với Tehran.

Các đồng minh của Iran tại Trung Đông cũng bị tác động bởi giá dầu giảm. Syria phụ thuộc cả vào nguồn thu khiêm tốn từ dầu mỏ của mình cũng như từ sự hỗ trợ của Iran. Số tiền thu được từ dầu khí cũng là nguồn tài chính của Hezbollah. Giờ đây, cả hai thế lực này đều phải có những lo ngại mới cần giải quyết. Tương tự, lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng có nguồn tài chính một phần là từ lượng dầu mỏ đánh cắp được từ Syria và bán trên thị trường đen.

Giá trị thu được từ nguồn dầu mỏ đó vốn đã thấp, giờ lại càng thấp hơn. Trong khi đó, các quốc gia tại Trung Đông mà Mỹ hy vọng sẽ bình ổn, chẳng hạn như Ai Cập, Jordan, Lebanon, đều thở phào nhẹ nhõm. Điều đáng lo ngại duy nhất với Mỹ có lẽ là sự tác động tới nguồn thu từ dầu mỏ của Iraq.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读