【tỉ số trận canada】Sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa công bố dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành ở trung ương, địa phương và nhân dân. Theo dự thảo nghị định này, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm y tế bị tăng nặng về mức xử phạt. Nếu nội dung dưới đây được Chính phủ thông qua và ban hành chắc chắn sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực này.
* Bị phạt đến 30 triệu đồng nếu trốn đóng BHYT
Theo đế xuất của Bộ Y tế, hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Đồng thời người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT; buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền theo các mức sau: Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1 đến 10 người lao động; từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 11 đến 50 người lao động; từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 51 đến 100 người lao động; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 101 đến 500 người lao động; từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 501 đến 1.000 người lao động; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.001 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT; buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có); buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
* Đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ sẽ bị phạt đến 32 triệu đồng
Đối với hành vi đóng BHYT không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đóng đủ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT; buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có). Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng sẽ bị phạt tiền theo các mức sau: Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng; từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng; từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng; từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp đầy đủ số tiền phải đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động; buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
* Cấp thẻ BHYT chậm hơn quy định sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng
Đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định sẽ bị cảnh cáo. Phạt tiền đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau: Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi cấp chậm từ 1 đến dưới 50 thẻ; từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ; từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm; buộc bồi hoàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Đối với hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định sẽ bị phạt cảnh cáo đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định. Phạt tiền đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau: Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 50 thẻ; từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ; từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm; buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
ND
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/27d799547.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。