【kkqbd】Lương không đủ sống
时间:2025-01-24 23:02:36 出处:La liga阅读(143)
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Chính phủ đã bố trí đủ nguồn lực cho chính sách tiền lương Khảo sát tiền lương 2.000 doanh nghiệp để xem xét tăng lương tối thiểu vùng 2023 |
Ảnh minh họa |
Tiền lương thấp khiến 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến có 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng, bất an. Số liệu khảo sát còn cho biết, có 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 6 tuổi và chỉ có 37,7% người có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.
Về chăm sóc sức khoẻ, có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh và còn tới 6,3% cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chưa bệnh, có 6,5% người lao động cho biết họ không làm gì cả, vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi…
Mặt khác, có 23,4% doanh nghiệp khi xác định mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp đã cắt bỏ 2 khoản phụ cấp nặng nhọc độc hại và phụ cấp đào tạo, dẫn đến tăng lương tối thiểu nhưng thu nhập thực tế của người lao động không tăng...
Nhìn thẳng thực tế, mức thu nhập và đời sống của người lao động hiện nay còn rất khó khăn, đa số người lao động có mức lương không đủ sống. Mức sống thấp khiến đời sống người lao động đối mặt nhiều bất an: vay nợ và nguy cơ đe dọa tinh thần, thiếu tiền khám chữa bệnh, không chăm sóc con nhỏ được đầy đủ... Cùng với đó, do thu nhập thấp, việc tái tạo sức lao động bị hạn chế, người lao động ít có điều kiện nâng cao tay nghề, tâm lý muốn tìm việc khác khiến doanh nghiệp luôn bị động và chi phí tuyển dụng gia tăng. Dù vậy, mức lương nào cho hợp lý một phần quan trọng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, doanh nghiệp nhiều lĩnh vực bị suy giảm đơn hàng thì việc tăng lương là bài toán rất khó với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chăm sóc người lao động nhiều nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, một số doanh nghiệp đã cố tình trì hoãn đóng và nợ trây ỳ tiền bảo hiểm xã hội, tự cắt bớt những khoản hỗ trợ ngoài lương; đặt ra những quy định hà khắc với người lao động... Do đó, để nâng cao mức sống người lao động, mức lương tối thiểu hàng năm cần được cân nhắc tăng lên; việc thực thi các chính sách pháp luật, triển khai các gói hỗ trợ người lao động cần được thực hiện hiệu quả.
Các cơ quan hữu quan cần tăng cường các thiết chế bảo vệ quyền lợi và chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người lao động; lắng nghe và giải quyết kịp thời tiếng nói và nguyện vọng của người lao động; các địa phương gia tăng nguồn lực để hỗ trợ phúc lợi người lao động và gia đình.
Ở phạm vi vĩ mô, phục hồi kinh tế, doanh nghiệp lấy lại đà sản xuất kinh doanh là giải pháp bao trùm để nâng cao thu nhập cho người lao động. Chăm lo tốt hơn đời sống người lao động, cũng có thể coi là một động lực góp phần phục hồi sản xuất và tăng trưởng cho nền kinh tế.
猜你喜欢
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Công ty Phú Sơn bị 'tuýt còi' như Sabeco trên sàn chứng khoán
- Cận Tết Nguyên đán, vé xe khách tăng giá 'sốc' lên tới 60%
- Mối quan hệ của Diana với người đàn ông bị đồn là bố ruột Harry
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Dân thủ đô nô nức đi thả cá Tết ông Công ông Táo
- Lai Châu: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
- Xe đón dâu gặp nạn mới kiểm định, 2 nạn nhân thiệt mạng là bố con
- Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu