【tỷ số macarthur】Gần 300 học sinh trải nghiệm nghệ thuật truyền thống

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-24 23:11:04 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:52次

VHO - Gần 300 học sinh thuộc 2 Trường THCS Quang Trung và Ngô Mây (TP Quy Nhơn,ầnhọcsinhtrảinghiệmnghệthuậttruyềnthốtỷ số macarthur Bình Định) giao lưu, trải nghiệm về nghệ thuật sân khấu truyền thống tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định trong 2 ngày 6-7.11.

Đây là hoạt động do Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh phối hợp với Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn phối hợp tổ chức.

Gần 300 học sinh trải nghiệm nghệ thuật truyền thống - ảnh 1
Học sinh tham quan tìm hiểu về truyền thống nghệ thuật sân khấu tại phòng trưng bày thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định

Đồng thời cũng là hoạt động thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Sở VHTT và Sở GD&ĐT về việc thực hiện chương trình học tập, giáo dục truyền thống nghệ thuật sân khấu Tuồng (Hát bội) và Ca kịch Bài chòi trong và ngoài nhà trường, giai đoạn 2023 – 2026 và triển khai kế hoạch về một số hoạt động, bổ trợ trực quan sinh động cho nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024.

Theo Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh, trước buổi giao lưu, học sinh và thày cô sẽ được tham quan trải nghiệm phòng trưng bày truyền thống và nghe thuyết minh đôi chút về nghệ thuật sân khấu trong tỉnh và cả nước.

Tuồng hay còn gọi là Hát bội là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật Tuồng đã có từ lâu đời, được mệnh danh là loại hình nghệ thuật bác học. Và đời sống nhân vật trong Tuồng thường gắn liền với chốn cung đình.

Gần 300 học sinh trải nghiệm nghệ thuật truyền thống - ảnh 2
Giới thiệu nghệ thuật Tuồng tới giáo viên và học sinh

Nói đến vẻ đẹp của nghệ thuật Tuồng, quả thực rất đặc sắc, phong phú và đa dạng. Trong đó, thứ mà chúng ta dễ thấy, dễ cảm nhận nhất chính là hóa trang, phục trang và đạo cụ của của  loại hình nghệ thuật này.

Tại giao lưu, anh Lê Công Phượng - viên chức Phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển nghệ thuật (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định) đã giới thiệu với học sinh và thầy cô các trường về sơ qua phục trang; giới thiệu sâu về hóa trang (mặt nạ Tuồng) và nguồn gốc, ý nghĩa mặt nạ tuồng.

Phát triển lên từ nghệ thuật Bài chòi dân gian, sân khấu Ca kịch bài chòi cũng vận dụng rất nhiều những lời ca, điệu hát ngọt ngào sâu lắng từ dân gian cũng như những sáng tác mới của các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ Bài chòi.

Để cảm nhận cái hay, cái đẹp của các làn điệu của ca kịch bài chòi, NSƯT Băng Châu - Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định đã giao lưu chia sẻ với thầy cô giáo và các em về một số số làn điệu cơ bản của Sân khấu Bài chòi.

Ngoài ra, tại chương trình các học sinh và thầy cô được xem một phần trích đoạn tuồng và ca kịch bài chòi đặc sắc biểu diễn bởi các diễn viên.

Trong chương trình giao lưu, trải nghiệm về nghệ thuật sân khấu truyền thống tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định, phần vẽ mặt nạ Tuồng được xem là phần lôi cuốn và thu hút sự tò mò của nhiều học sinh nhất.

Gần 300 học sinh trải nghiệm nghệ thuật truyền thống - ảnh 3
Học sinh thích thú tham gia vẽ mặt nạ Tuồng

“Đây là lần đầu tiên con trải nghiệm một chương trình ngoại khóa đặc biệt như vậy. Còn rất vui và thích vẽ mặt nạ tuồng. Con không nghĩ, nghệ thuật sân khấu truyền thống của mình lại hay, ý nghĩa và đặc sắc như vậy. Mong sẽ nhiều buổi trải nghiệm để học sinh chúng con tham gia, tìm hiểu biết nhiều hơn về loại hình nghệ thuật sân khấu lịch sử truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam” - học sinh Nguyễn Anh Tuấn, lớp 7A -11, Trường THCS Quang Trung vui nói.

Sản phẩm của chương trình cần sự quan tâm đặc biệt của các ngành và chính quyền địa phương là lập ra các câu lạc bộ Em yêu nghệ thuật truyền thống - một trong những phương án gầy dựng nguồn nhân lực diễn viên, nghệ nhân về nghệ thuật truyền thống trong tương lai

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接