Chiều ngày 16/11,ứtrưởngĐỗThắngHảidựHộinghịngànhCôngThươngthànhphốtrựcthuộcTrungươalmería – getafe Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V năm 2022 với chủ đề “Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở các địa phương”. Tham dự hội nghị có đại diện lành đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Giám đốc, Phó giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn đơn vị thuộc Sở Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương. Khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – nhấn mạnh: Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi cả nước, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và các địa phương đang nỗ lực triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ khôi phục các chuỗi cung ứng sản xuất, phát triển các sản phẩm và loại hình dịch vụ, trong đó có việc khai thác tối đa tiềm năng cho phát triển kinh tế ban đêm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại các địa phương. Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V có ý nghĩa quan trọng nhằm thảo luận những vấn đề mới phát sinh từ nhu cầu phát triển và thực tiễn quản lý nhà nước, chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngành, lĩnh vực. Đồng thời xây dựng và định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các địa phương trong thời gian tới, qua đó khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh của các trung tâm công nghiệp, thương mại của cả nước.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, kinh tế đêm không phải là mô hình hoàn toàn mới, mà đã hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới và trải qua nhiều thập kỷ tồn tại, phát triển. Ở các quốc gia đó, vai trò của kinh tế đêm được nhấn mạnh như một bộ phận hợp thành trong tổng thể nền kinh tế, trở thành biểu tượng sức sống của các đô thị. Các đô thị có lịch sử phát triển lâu đời như London, New York, hay mới nổi như Bắc Kinh, Bangkok… đều có nền kinh tế đêm phát triển sôi động và rất giàu bản sắc. Tại Việt Nam thời gian qua, mặc dù chưa có số liệu tính toán cụ thể nhưng dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của kinh tế đêm ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn có trình độ kinh tế phát triển, hoặc khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù vượt trội. Như vậy có thể thấy, kinh tế đêm tồn tại như một thực tại khách quan, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và được dẫn dắt bởi thị trường. Từ góc độ kinh tế, kinh tế đêm phát triển sẽ giúp tối đa hóa lợi ích từ việc sử dụng các nguồn lực sẵn có nhưng không được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, khuyến khích tiêu dùng nội địa và hình thành động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cả nước.
Ở Việt Nam, loại hình kinh tế đêm chủ yếu thông qua các hoạt động mua sắm, ẩm thực, giải trí... phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân tại hệ thống các cơ sở thương mại, khu vực dịch vụ như chợ đêm gắn với du lịch, chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản, phố ăn đêm, khách sạn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, cửa hàng xăng dầu, các tuyến phố đi bộ, nhưng mới chỉ phổ biến ở một số thành phố lớn và các khu du lịch phát triển, trong khi tại các địa phương khác loại hình kinh tế này vẫn còn sơ khai, chưa phát triển. Xuất phát từ nhận thức trong quản lý cũng như nhu cầu phát triển của xã hội, trong giai đoạn vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương đã cho thấy sự chú trọng trong việc phát triển kinh tế đêm, thể hiện trong các văn bản, chính sách và thực tiễn điều hành của mình. Tuy nhiên những chiến lược dài hạn và phối hợp liên ngành để quản lý và tối đa hóa lợi ích của kinh tế đêm cũng như sự chủ động, cụ thể hóa các chính sách đó tại các địa phương còn khá ít. Do đó gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020, phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đề án này là khung chính sách để các cơ quan, tổ chức ở các cấp, ngành, địa phương triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về phát triển kinh tế đêm trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn cả nước thời gian tới.
Từ góc độ của Bộ Công Thương, vấn đề phát triển kinh tế đêm cũng đã sớm được nhận diện và lồng ghép vào các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong công tác quản lý các lĩnh vực công nghiệp và thương mại tại các văn bản chỉ đạo, điều hành hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách tham mưu trình Chính phủ ban hành. Gần đây nhất, “Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021, trong đó các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển kinh tế đêm cũng đã được đặt ra. Tại Quyết định 1163 nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược để thống nhất triển khai trên cả nước trong giai đoạn sắp tới. Bộ Công Thương đã xây dựng, ban hành Quyết định số 111 ngày 27/1/2022 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, đồng thời có Công văn số 445 ngày 27/1/2022 gửi các cơ quan, bộ, ngành có liên quan và các địa phương để phối hợp thực hiện các nội dung của chiến lược”– Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin. Phát triển kinh tế đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương Có thể khẳng định, với bối cảnh và vị thế của Việt Nam như hiện nay, chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đêm dựa trên các tác động tích cực của nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, hạ tầng phục vụ kinh tế đêm ngày càng được nâng cấp theo hướng hiện đại, văn minh, dân số trẻ, thu nhập được cải thiện, lao động dồi dào, tài nguyên du lịch phong phú, nét văn hóa đặc sắc cùng với mức độ hội nhập ngày càng cao...
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy, về tổng thể, kinh tế đêm ở Việt Nam phát triển còn chậm, tại nhiều địa phương hoạt động kinh tế đêm mới chỉ được khai thác ở quy mô nhỏ, mang tính riêng lẻ, manh mún... Không những thế, bên cạnh những lợi ích, chúng ta còn có thể đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, tác động tiêu cực mà kinh tế ban đêm tạo ra về mất trật tự xã hội, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, áp lực, khó khăn trong kiểm soát chất lượng, xuất xứ và giá cả hàng hóa... Với những điều kiện thuận lợi, khó khăn trên, phát triển kinh tế đêm ở nước ta trong thời gian tới đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành, cả trung ương và địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với tiềm lực mạnh mẽ cần thể hiện vai trò đầu tàu, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đêm một cách hiệu quả. Qua đó lan tỏa mô hình kinh tế này tới các vùng miền, địa phương khác, đóng góp tích cực vào phát triển nền kinh tế cả nước. Do vậy, thời gian tới, một mặt để kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, mặt khác quản lý, kiểm soát tốt và hạn chế những tác động tiêu cực của nó gây ra, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải gợi ý một số nhóm giải pháp tại hội nghị. Theo đó, các địa phương tiếp tục rà soát chính sách và khung pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế đêm. Tập trung vào các quy định về khu vực hoạt động; sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm; thời gian hoạt động; phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý trong quản lý hoạt động kinh tế đêm. Cùng với đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia các hoạt động thúc đẩy kinh tế đêm. Song song đó, các địa phương cần thực hiện một số công tác như: Tích cực nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương mình, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể. Đồng thời, xây dựng các quy định và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho các đơn vị kinh doanh ban đêm tại các điểm tham quan, vui chơi giải trí, khu mua sắm, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích hoạt động 24/24h... Các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý chuyên trách tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, bền vững. |