88Point88Point

【tỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay】Doanh nghiệp dệt may có hưởng lợi từ thương chiến Mỹ

doanh nghiep det may co huong loi tu thuong chien my trungNhững lưu ý cho doanh nghiệp dệt may, da giày từ EVFTA
doanh nghiep det may co huong loi tu thuong chien my trungBig C hứa mở ngay đơn hàng của 50 DN dệt may, nhà cung ứng vẫn hoang mang
doanh nghiep det may co huong loi tu thuong chien my trungDoanh nghiệp dệt may đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ
doanh nghiep det may co huong loi tu thuong chien my trungNhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng hết quý II/2019
doanh nghiep det may co huong loi tu thuong chien my trung
Tình trạng khan hiếm các đơn hàng của doanh nghiệp trong ngành dệt may là khá phổ biến. Ảnh: Hương Dịu.

Sợi Việt gặp khó

Theo ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng 16% khi lượng đơn hàng chuyển sang đặt tại Việt Nam tăng mạnh dưới tác động ban đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, sau nửa đầu năm 2019, đà tăng trưởng không như kỳ vọng, tình trạng khan hiếm các đơn hàng khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà một số doanh nghiệp lớn như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè cũng gặp tình trạng tương tự.

“Lý do khan hiếm đơn hàng là do cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đã ảnh hưởng đến ngành dệt may. Việc xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm. Trước đây, bình quân Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn sợi/năm, trong đó 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc. Do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, năm 2019 tiêu thụ sợi rất khó khăn, 6 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu sợi chỉ đạt 1,1%”, ông Cẩm cho biết thêm.

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp các tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công ty May Xuất nhập khẩu Minh Hưng cho rằng, bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, trong thời gian qua Trung Quốc còn áp dụng chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ để gia tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trước việc áp thuế của Mỹ, điều này dẫn đến việc các đơn hàng dệt may của Việt Nam rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc về giá.

May mặc hưởng lợi không nhiều

Cho ý kiến về tác động của cuộc chiến Mỹ - Trung đối với ngành dệt may, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên nhận định, ngành may mặc Việt Nam sẽ khó hưởng lợi từ cuộc chiến Mỹ - Trung. Phân tích kĩ hơn về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho rằng, có thể nói hiện nay trong hàng trăm tỷ USD thuế mà Mỹ sẽ áp thêm cho Trung Quốc cũng có một phần về nguyên vật liệu, tuy nhiên ngành may mặc Việt Nam không có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc. Bởi mức thuế bình quân của chúng ta vào Mỹ là khoảng 17%, Trung Quốc cũng chỉ hơn 20%, như vậy chênh lệch giữa Việt Nam và Trung Quốc là không nhiều. Vì vậy, nếu nói chúng ta sẽ hưởng lợi trong việc Mỹ sẽ di chuyển các mặt hàng về nguyên vật liệu từ Trung Quốc về Việt Nam thì tôi cho rằng là rất ít. Nếu có thì họ sẽ chọn hai thị trường chính là Ấn Độ và Bangladesh, bởi Ấn Độ là một đất nước có trên 1 tỷ dân nên lực lượng lao động vào ngành may rất dồi dào, bên cạnh đó Ấn Độ cũng đang có sự quan tâm rất lớn đến ngành dệt may trong đó có các chính sách đầu tư rất lớn cho ngành may phát triển.

Cũng theo ông Dương, trong năm vừa qua, ngành dệt may Ấn Độ đã xuất khẩu gần 40 tỷ USD và Bangladesh cũng tương tự. Quan trọng nhất là mức lương của lao động tại hai thị trường này chỉ hơn 100 USD và mức thuế vào thị trường Mỹ của hai thị trường này cũng rất thấp, chính vì vậy Trung Quốc sẽ chọn hai thị trường này để dịch chuyển chứ không phải Việt Nam. Từ những điều trên có thể thấy, lợi thế của Việt Nam trong ngành dệt may là không đáng kể và cái đáng lo nhất hiện nay chính là thiếu nguồn hàng trong thời gian tới.

“Chính vì vậy, trong thời gian tới, tôi cho rằng, Việt Nam cần điều chỉnh giá đồng nội tệ để tăng thêm sự cạnh tranh, bởi trong thời gian qua mức hạ giá đồng nội tệ vẫn còn quá thấp, hiện nay tất cả các nước xung quanh như Ấn Độ đã hạ giá gần 10%, Bangladesh hạ tương tự và Trung Quốc chỉ trong vòng 1 tháng vừa qua đã hạ giá gần 5%. Khi đồng Việt Nam không hạ giá so với USD, hàng Việt Nam sẽ đắt hơn và dẫn tới mất các đơn hàng. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục như thế này thì Việt Nam sẽ trở thành một thị trường để tất cả các nước bán hàng cho chúng ta mà không thể xuất khẩu được. Đồng thời cần dừng tăng lương tối thiểu, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, tại các nước khác lãi suất vay vốn của doanh nghiệp chỉ khoảng 2-4% còn ở Việt Nam là gần 10%... Muốn cho doanh nghiệp phát triển, đồng hành cùng doanh nghiệp thì phải mở cho doanh nghiệp tự chủ nhiều hơn, các bộ ngành cùng vào cuộc”, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị.

Theo nhiều chuyên gia, việc cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới cung cầu trên phạm vi cùng thế giới của nhóm ngành có thâm dụng lao động cao như sợi, dệt may, da giày... Những nước liên quan nhiều như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… lại là những thị trường chủ đạo của Việt Nam nên sức mua những hàng hóa này cũng sẽ giảm đi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức thận trọng và chú ý tới những thay đổi trong thời gian tới để có sự thích ứng phù hợp hơn.

赞(344)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay】Doanh nghiệp dệt may có hưởng lợi từ thương chiến Mỹ