【vdqg thái lan】Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

时间:2025-01-12 18:00:43 来源:88Point
Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả Việt Nam ký Hiệp định về Biển

Biển được định nghĩa là khu vực đại dương bắt đầu ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia hoặc cách bờ biển 200 hải lý (370 km),ệpđịnhvềBiểncảmởđườnglớnchosựpháttriểncủaViệvdqg thái lan bao phủ gần một nửa hành tinh. Có thể nói rằng, biển rất quan trọng đối với sức khỏe của hành tinh, bảo vệ đa dạng sinh học, hỗ trợ một nửa lượng oxy mà sinh vật trên cạn hít thở.

Mới đây, đã diễn ra một sự kiện mà được các chuyên gia đánh giá là một khoảnh khắc tuyệt vời, mở ra rất nhiều hy vọng. Cụ thể, ngày 20/9/2023 (theo giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định về Biển cả).

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký hiệp định này trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Điều này khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia

Việc thông qua và ký hiệp định là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Đáng chú ý, đây là hiệp định thứ 3 được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, hiệp định tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của UNCLOS với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: “Hiệp định về Biển cả mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học - công nghệ khai thác nguồn gene ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta”.

Theo đó, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó đã xác định "Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao" là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu "Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Bảo vệ đa dạng sinh học ven biển bằng các khu bảo tồn biển
Bảo vệ đa dạng sinh học ven biển bằng các khu bảo tồn biển

“Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển: “Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”- Ông Bùi Thanh Sơn nêu ra và thông tin thêm, Việt Nam đã tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển.

Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược biển Việt Nam về tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò "nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, nêu tại chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Vậy, các nước cần làm gì sau khi ký kết? Sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi có 60 nước thành viên phê chuẩn, phê duyệt. Trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị thành viên…

Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này nếu muốn triển khai và bảo vệ các thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt hiệp định.

Trong khi đó, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại.

Trước yêu cầu đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc ký hiệp định mới chỉ là điểm khởi đầu, rất nhiều công việc còn ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của Bộ Ngoại giao cùng nhiều bộ, ngành liên quan.

推荐内容